Thanh xuân như một tách trà

Nhiều người cho rằng quãng thời gian thanh xuân trên ghế giảng đường là lúc để tận hưởng tuổi trẻ, trước khi chính thức bước vào thế giới “người lớn” của công việc cùng những mối lo cơm áo gạo tiền. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ rằng việc “tận hưởng” đúng cách nghĩa là bạn phải tối ưu được khoảng thời gian này để chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con đường sự nghiệp tương lai.

Học, học nữa, học mãi

Rất nhiều bạn tập trung hoàn toàn vào việc học rất nhiều trong suốt thời sinh viên. Các bạn hướng đến điểm số cao ở trường, văn bằng phải được loại tốt nhất mà bỏ quên nhiều trải nghiệm thú vị của 4 năm giảng đường. Nếu bạn muốn thời sinh viên không bị quá nhàm chán thì đừng chỉ học ở giảng đường. Mạnh dạn khuyên bạn nên thử điều gì đó mới mẻ hơn mà cấp 3 ta chưa có cơ hội. Chính hoạt động này giúp khai phá những góc lạ ở bản thân mà có lẽ chính bạn còn chưa biết.

Tạm biệt nhiều thói quen đốt thời gian nhàn rỗi bằng việc lướt Facebook, chơi game, cày phim, tụ tập, bạn bè…

Hoạt động ngoại khóa mở ra những góc mới trong bản thân

Sách vở chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để giúp sinh viên đi thẳng đến thành công. Học mà không đi đôi với trải nghiệm, lười tham gia các sự kiện ở trường là bạn đã bỏ lỡ 3 lợi ích “siêu to khổng lồ” để phát triển bản thân và trưởng thành hơn về mọi mặt.

Mở rộng các mối quan hệ

Việc được “nâng cấp” từ học sinh lên sinh viên là sự phấn khích của rất nhiều bạn trẻ bởi các bạn có thể vỗ ngực “tôi đã trưởng thành”. Những hoạt động nổi bật nhất ở đại học hắn là tham gia các câu lạc bộ và tự nhủ rằng không "join" vào bất kỳ một câu lạc bộ xem như bạn chưa học đại học”. Vào được CLB cũng là một vấn đề, việc chiêu sinh các thành viên về “đội” mình, sinh viên đôi khi phải có sự cạnh tranh. Cái được của các câu lạc bộ là sẽ giúp sinh viên tiếp thu những kỹ năng mềm. Môi trường CLB là phiên bản đơn giản của môi trường công việc mà ở đó bạn buộc phải học cách phối hợp các bộ phận liên quan.

Nhiều bạn trẻ còn đùa rằng không tham gia các sự kiện trong trường là bạn đã bỏ lỡ cơ hội thoát kiếp FA. Bởi đây là cơ hội tuyệt vời để mỗi sinh viên mở rộng vòng bạn bè của mình và tất nhiên, “mạng lưới hùng mạnh” mang tên bạn-chung (mutual friend) trong đội nhóm tổ chức sự kiện luôn sẵn sàng trở thành những “điệp viên nằm vùng” giúp bạn chinh phục crush. Qua nhiều lần sinh hoạt câu lạc bộ và “đồng cam cộng khổ” tổ chức các sự kiện, chiến dịch với nhau, những gì các thành viên nhận được là tinh thần gắn bó, giúp đỡ và san sẻ tình đồng đội.

 

Nâng cao kỹ năng mềm

Tham gia các sự kiện ở trường là một cách học thiết thực, miễn phí và tích lũy rất nhiều kỹ năng mềm cho sinh viên như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân chia công việc, thiết lập kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo… Việc giao lưu, hòa mình vào tập thể khi tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là cách hay để sinh viên khám phá, khẳng định bản thân.

Tại các sự kiện của trường đại học, bạn sẽ được làm những việc phù hợp với khả năng hoặc trải nghiệm những việc chưa bao giờ làm, nhờ đó mà phát hiện được năng lực của mình đến đâu. Minh chứng là hầu hết mọi người đều nghĩ rằng sinh viên ngành Công nghệ thông tin thường là những người có phần khô khan, máy móc. Thế nhưng thử dạo một vòng ĐH Đông Á qua các mùa sự kiện bạn sẽ thấy điều ngược lại hoàn toàn.

Siêu nhiều sự kiện nghe có vẻ chẳng liên quan đến thế mạnh đào tạo của trường ĐH Đông Á nhưng sinh viên UDA đều có thể cùng nhau tổ chức rất hoành tráng, mời được cả dàn “sao” khiến bao sinh viên trường khác phải ngưỡng mộ “ố á” như: Lễ Khai giảng, Open Day, Job Fair… Hàng loạt sự kiện “mùa nào thức nấy” tại trường ĐH Đông Á đã mở ra cơ hội cho sinh viên trường được thử thách và phát triển bản thân, trải nghiệm hết mình và tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng hữu ích.

Điểm cộng cho CV

Có một sự thật là những sự kiện bạn từng tham gia, vị trí bạn từng đảm nhiệm trong các CLB đều phản ánh phần nào con người, điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ, một ứng viên hướng ngoại, ưa thích hoạt động và nhiều năng lượng thường chọn những sự kiện sôi nổi như văn hóa văn nghệ, thể thao. Những ứng viên hướng nội thường có xu hướng chọn lựa những sự kiện có tính học thuật, “trầm lặng” hơn như các cuộc thi kiến thức, viết, vẽ hoặc các sự kiện giao lưu, tọa đàm…

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tính chủ động, thái độ ham học hỏi, biết lắng nghe, tính cách chăm chỉ, siêng năng được rèn luyện trong quá trình tham gia các sự kiện sẽ giúp sinh viên gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. Đó cũng là lý do khiến nhiều sinh viên ĐH UDA trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên cùng khác cùng thực tập tại doanh nghiệp nhờ kỹ năng mềm tốt, sự nhiệt tình, năng nổ, “máu lửa” trong các sự kiện và hoạt động chung.

Thực tập và đi làm “part-time”

Giờ mình chỉ là một sinh viên bình thường, làm sao một công ty sẵn lòng nhận mình vào thực tập?

Những khóa thực tập ở các công ty có thể kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng. Để có thể tham gia thực tập từ sớm, bạn cần lên kế hoạch và trang bị cho bản thân nhiều kiến thức, kỹ năng. Vào những chặng cuối của hành trình 4 năm đại học. Sinh viên ĐH Đông Á đã chớp lấy cơ hội vi vu đó đây tại rất nhiều doanh nghiệp lớn ngoài nước. Thực tập là cách tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức.

Học kỳ doanh nghiệp cũng được coi là "đặc sản" của sinh viên ĐH Đông Á bởi đây là khoảng thời gian "vàng" để trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế không chỉ trong mà còn ngoài nước bới nhiều điểm đến như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Đức...Các bạn được nâng cao, hoàn thiện kỹ năng mềm và tìm kiếm cơ hội làm việc ngay khi còn đi học. Đây cũng được xem là "cửa ải" mọi UDA-ers phải vượt qua.

Lợi ích cho sinh viên từ công việc Part time.

Việc làm Part time giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập. Lợi ích đầu tiên cũng như mục đích chủ yếu của sinh viên khi tìm kiếm việc làm Part time đó là kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống sinh viên, giúp các bạn phát triển kỹ năng cần có như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, tinh thần trách nhiệm cá nhân, và còn nhiều kỹ năng khác nữa.

Căn cứ vào những yêu cầu của nhà tuyển dụng trong Ngày hội việc làm tại ĐH Đông Á, hầu hết những doanh nghiệp thường ưu tiên những ứng viên sở hữu kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết phục, lắng nghe, lập kế hoạch, và kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm rút ngắn thời gian đào tạo nhân viên mới.Việc làm Part time giúp sinh viên tích luỹ kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể đã thấy hoặc bắt gặp rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng với nội dung công việc là "không yêu cầu kinh nghiệm"; Nhưng khi đến nơi tham gia tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn sẽ hỏi bạn là "bạn đã có kinh nghiệm đối với công việc này từ trước chưa?" và sẽ ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm hơn là những người chưa có kinh nghiệm.

Thử nghiệm các hoạt động độc lập

Hai học giả Bette Eriksen và Diane Strommer, trong một báo cáo năm 1991, đã đưa ra nhận định về văn hóa thời trung học ở Mỹ như sau: "Thời gian trong các năm học ở trường phổ thông dường như không thay đổi mấy. Các buổi học được quản lý theo từng tiết, bắt đầu và kết thúc bằng tiếng chuông reo, với những quãng nghỉ ngắn cho giờ thể dục, giải lao, và ăn trưa. Một trong những khác biệt cơ bản là về phong cách học tập. Bước chuyển mình từ phổ thông lên đại học cũng đòi hỏi sự chuyển mình trong tâm thế và tư duy học tập, từ một người học phụ thuộc bị động trong một môi trường được kèm cặp quản lý, sang một người học độc lập trong  môi trường của sự chủ động, tự giác và tính kỷ luật cao.

Bạn cá tính và có chút năng khiếu, hãy thử các hoạt động độc lập. Có thể cùng nhóm bạn bắt tay xây dựng một thương hiệu thông qua việc làm Tiktoker, band nhạc… Việc trưng diện bản thân công khai là cơ hội để bạn tiếp xúc với các luồng ý kiến. sẽ có những sự cổ vũ giúp bạn thêm tự tin. Tựu trung lại đều giúp bạn học được cách đón nhận những phản hồi từ cộng đồng đến bạn.

Việc chủ động tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật cũng giúp các bạn thoát ra khỏi rào cản của bản thân, quen nhiều bạn bè mới, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề học thuật và thực tiễn. Sinh viên của ngành ra trường có thể tự tin làm việc ở những định chế lớn với thu nhập cạnh tranh, được đánh giá cao trên thị trường lao động".

Đừng quên chơi nhé!

Đừng quá cứng nhắc bản thân trong 4 năm đại học nhé. Vừa học “vừa chơi mới không đánh rơi tuổi trẻ.”

Chơi trên các sàn đấu học thuật, các trận cầu kịch thích hay đơn giản là chơi cùng các em nhỏ vùng cao qua các chương trình thiện nguyện… 1001 cách chơi, thứ mà bạn đang thừa nhưng sẽ sớm thiếu trong vài năm tới, mà còn để nhận ra những điều mới mẻ ở bản thân. Bạn sẽ biết mình phù hợp với điều gì, đó là những cách để biết mình là ai.