Mọi hoạt động của xã hội từ kinh tế, chính trị, giáo dục, sức khỏe… đều được quản lý trong khuôn khổ luật lệ nhất định nên Luật được xem là ngành học nền tảng cho các lĩnh vực khác trong đời sống. Điều này đồng nghĩa với việc chọn học ngành Luật sẽ đem lại cho bạn nhiều triển vọng nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu bài viết “Hiểu ngành Luật để định hướng nghề nghiệp phù hợp” để cảm nhận được độ “hot” của lĩnh vực này hiện nay nhé.
Hiểu về ngành Luật để định hướng nghề nghiệp phù hợp
Học Luật là học gì?
Tương tự như mỗi trường đại học đều đặt ra những nội quy bắt buộc sinh viên nghiêm túc chấp hành, quốc gia nào cũng luôn có các bộ luật dành cho từng lĩnh vực cụ thể từ luật môi trường, luật nhân quyền, luật hôn nhân và gia đình, luật kinh doanh, luật hình sự… Bên cạnh đó, pháp luật không dừng lại là công cụ quản lý nhà nước hiệu quả, còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ý thức đạo đức, góp phần lành mạnh hóa đời sống xã hội và bồi đắp những giá trị tốt đẹp.
Luật là đơn vị cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật bao gồm các quy định pháp luật, điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Các chuyên môn trong ngành
Luật Dân sự: Giải quyết giữa các bên một cách đa chiều phù hợp với nguyên tắc, nguyên lý, cung cấp các lỹ năng nghiệp vụ phù hợp nhu cầu thị trường, xã hội dân sự, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nghề luật sư và tư vấn pháp luật.
Luật Hành chính: Đi sâu vào phạm vi hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành trong lĩnh vực hành chính, hướng hoạt động thực tiễn đi vào khuôn khổ, chuẩn mực để tổ chức và quản lý các cơ quan hành chính. Nghiên cứu sâu về tố tụng hành chính, nghiệp vụ kiểm tra giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt am hiểu sâu về thủ tục hành chính.
Ngành Luật có được ưa chuộng?
Luật được xem là ngành học không lỗi thời và luôn cần thiết. Thật vậy, số lượng các trường tổ chức đào tạo ngành Luật ngày càng tăng và có sự chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Điều đó càng khẳng định Luật đang có sự phát triển và là một ngành được xã hội đặc biệt quan tâm và ưa chuộng. Đây cũng không phải là điều khó hiểu bởi Luật là yếu tố đảm bảo sự tồn tại, có mắc xích chặt chẽ với nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Mỗi quốc gia sẽ có những bộ luật khác nhau nên tất nhiên hình thức đào tạo cũng sẽ có nhiều khác biệt. Do vậy mà phạm vi công việc của ngành gần như sẽ chỉ dành cho các cử nhân tại một đất nước đó. Chỉ riêng chức danh tư pháp vào năm 2024 sẽ cần đến hơn 23.000 nhân sự, điều này hứa hẹn cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn.
Cách xác định bạn có phù hợp với ngành Luật
Khi nhắc đến dân Luật là nhắc đến tuýp người vừa có tâm, vừa có tầm. Nếu tìm thấy ở bản thân tình yêu công lý, tính cách ngay thẳng, có trái tim ấm áp thì Luật chính là ngành học “chân ái” của bạn. Bên cạnh đó, những tố chất sau sẽ giúp bạn mạnh dạn theo đuổi ngành hơn:
- Lập trường vững và tư duy phản biện tốt: Luật luôn đòi hỏi sự phân định đúng sai rõ ràng. Do vậy, tư duy phân tích, suy luận và phản biện tốt để đưa ra nhận định chính xác là điều vô cùng cần thiết, là cách để bạn không bị trật đường ray khi theo đuổi ngành.
- Trí nhớ và khả năng đọc hiểu tốt: Luật bao gồm nhiều bộ luật, điều khoản khác nhau, không thể lúc nào cũng kè kè tài liệu bên người bạn nên khả năng tự ghi nhớ là điều bắt buộc khi bạn theo đuổi ngành này. Chưa dừng lại tại đó, luật luôn liên tục cập nhật và thay đổi tùy vào thời cuộc, bạn còn phải chủ động nắm bắt thông tin mới nhất và còn phải đủ kiến thức nền để hiểu đúng mọi điều đã học để áp dụng chính xác.
- Yêu thích đọc sách: Ngoài các đầu sách chuyên môn bắt buộc phải học thì việc chủ động tìm đọc đa dạng các tài liệu là cách để bạn làm giàu kiến thức, trau dồi kỹ năng đọc hiểu và có sự hiểu biết phong phú hơn. Kiến thức xã hội bạn lĩnh hội được thông qua sách báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực tranh luận và rèn tư duy nhạy bén. Ngành Luật luôn đòi hỏi bạn sẽ phải đọc tài liệu rất nhiều nên việc luyện thói quen nhanh, chắt lọc thông tin cần thiết.
- Kỹ năng thuyết phục: Phản biện tốt thôi chưa đủ, điều cần có nữa là bạn phải rèn luyện được kỹ năng thuyết phục người khác nhất trí theo quyết ddingj của mình nếu muốn đi xa trong lĩnh vực này. Đối tượng mà bạn thương thảo, thuyết phục là khách hàng, hay cũng có thể là thẩm phán hoặc cấp trên.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Luật có đặc thù là bạn luôn phải đối mặt và xử lý nhiều vấn đề của người khác. Đối với người thường thì những vấn đề khó tìm ra cách giải quyết khiến họ đau đầu nhưng nếu bạn luôn tích cực trong việc tìm ra lời giải và dám đương đầu mọi thách thức thì Luật chính là ngành học để phát triển xa hơn.
Học Luật - chỉ làm Luật sư?
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của nhiều bạn trẻ không hiểu hết về ngành học này. Luật sư chỉ là một trong số các ngành nghề mà sinh viên luật có thể lựa chọn theo đuổi bên cạnh rất nhiều nghề luật khác. Nghề luật thực chất dùng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an….
Sinh viên tham gia tọa đàm " Yêu Luật từ hôm nay"
Bên cạnh đó, cử nhân Luật còn đảm nhiệm nhiều vị trí công việc hấp dẫn như: chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp, kiểm sát viên, thừa phát lại, công chứng viên (khi có chứng chỉ hành nghề). hòa giải viên, nghiên cứu và giảng dạy luật, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Học ngành Luật tại UDA như thế nào?
Để đáp ứng “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành Luật, ĐH Đông Á chính thức đào tạo thêm ngành Luật.
Nếu bạn hình dung học Luật chỉ suốt ngày dùi mài kinh sử, “tụng” các bộ luật khô cứng thì chắc chưa tham gia giờ học siêu bánh cuốn của UDA rồi. Tại đây, sinh viên còn có hàng loạt giờ học đầy sáng tạo, trong đó các hoạt động học tập năng động cho sinh viên như phiên tòa giả định, Rung chuông vàng, đấu trường pháp lý…rồi đến nhiều chương trình thực tập, thực tế, tiếp cận môi trường làm việc tại tòa án, viện kiểm sát, bộ phận pháp lý doanh nghiệp… sẽ giúp bạn trở nên cứng cáp, tự tin trước thách của doanh nghiệp.
Phiên tòa giả định của sinh viên Khoa Luật
Sinh viên theo học ngành Luật tại ĐH Đông Á được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kỹ năng hành nghề luật và đạo đức ngành Luật đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, các bạn còn được trang bị nhiều kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, căn bản pháp lý…Với mục tiêu chú trọng thực hành, sinh viên ngành luôn được đàm thoại trực tiếp với nhiều chuyên gia đầu ngành thông qua hội thảo, sự kiện lớn tại trường. Thực chiến tại các giờ giảng ngay trên lớp. Đây là cách tiếp cận kiến thức nhanh và hiệu quả nhất cho sinh viên ngành.
Với những điều đã trình bày trên, có lẽ ““Hiểu ngành Luật để định hướng nghề nghiệp phù hợp” đã không còn là vấn đề khó với bạn. Tuy nhiên, bạn có tìm thấy sự tương đồng để theo học ngành Luật hay không, ngành học có những phương thức xét tuyển nào, địa chỉ uy tín để theo học ngành là ở đâu… những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự có mong muốn theo đuổi ngành và trở thành một Luật sư thành công trong tương lai.