Với sự gia tăng của các bệnh mãn tính, nhu cầu về việc tư vấn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người dân của các chuyên gia dinh dưỡng ngày càng được chú trọng. Hơn thế nữa là sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu bài viết “Bắt nhịp xu hướng sống “healthy” ngành Dinh dưỡng” để hiểu tường tận về sự hấp dẫn của ngành học nhé.
Bắt nhịp xu hướng sống "healthy" ngành Dinh dưỡng
Hiểu khái quát về ngành Dinh dưỡng
Ngành Dinh dưỡng thuộc nhóm ngành sức khỏe là ngành phù hợp với xu thế nghề nghiệp cũng như sự chuyển biến của tình hình dịch bệnh và an toàn sức khỏe hiện nay. Ngành học chuyên về quản lý, cung cấp và sử dụng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức mạnh và hỗ trợ phát triển toàn diện của cơ thể, nghiên cứu về các nguồn thực phẩm và các yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể, chế độ ăn uống và các quản lý chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe con người.
Các chuyên môn trong ngành
- Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Áp dụng các kiến thức về vai trò, nhu cầu các chất dinh dưỡng và mối liên hệ giữa các chất dinh dưỡng trong cơ thể để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng đối tượng. Phòng, chống, chẩn đoán, xử trí ban đầu về ngộ độc thực phẩm.
- Dinh dưỡng cộng đồng: Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, truyền thông giáo dục, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng.
- Dinh dưỡng học đường: Đáng giá tăng trưởng của trẻ theo từng lứa tuổi. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho lứa tuổi học đường. Kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm tại trường học. Giáo dục dinh dưỡng tại trường học.
- Dinh dưỡng lâm sàng: Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ định chế độ ăn bệnh lý. Truyền thông, giáo dục và tư vấn dinh dưỡng tạo các cơ sở khám chữa bệnh.
- Tổ chức quản lý khoa dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng: Xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng và cung cấp suất ăn bệnh lý, kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm tại bệnh viện.
Nhu cầu về chăm sóc dinh dưỡng
Theo thống kê của WHO, khoảng 462 triệu người trên thế giới bị thiếu cân, gây ra nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngược lại, có khoảng 1,9 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, béo phì, gây nhiều nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, ung thư… Đây là gánh nặng kép về dinh dưỡng có tác động nghiêm trọng và lâu dài với sức khỏe cá nhân và cộng đồng cần sự can thiệp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thì trong 1.224 bệnh viện thuộc cả nước, hiện mới có 794 bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng, tuy nhiên mới có 58 bệnh viện thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện theo đúng quy định. Một nguyên nhân lớn là chưa đủ nguồn lực đào tạo chính quy về dinh dưỡng để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết.
Sự thay đổi theo nhịp sống hiện đại, luôn bận rộn với công việc đã khiến nhiều người sống vội hơn, không dành thời gian chuẩn bị các chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bản thân và gia đình kéo theo nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng như tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn ăn… ngày càng được tăng cao. Ngoài ra, nhu cầu nhân lực của ngành trong nước và quốc tế có sự dịch chuyển đáng kể, không chỉ có nhiều cơ hội việc làm trong bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, nhà hàng, khách sạn, mà còn có thể tự do làm việc tư vấn, huấn luyện hoặc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến dinh dưỡng.
Trong xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ngày càng được coi trọng. Không còn dừng lại ở việc mua một sản phẩm theo nhu cầu mà người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng, xuất xứ, quy trình sản xuất và bảo quản thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần có sự đồng hành của chuyên gian dinh dưỡng để kiểm tra và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm.
Tại sao nên học ngành Dinh dưỡng ngay hôm nay
Hiện nay, nước ta có gần 100 người, giai đoạn dân số vàng sẽ dần thay thế bằng giai đoạn dân số già, sự chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh viện, phòng chống bệnh mãn tính là những đòi hỏi cấp thiết. Do vậy, việc theo học ngành trong giai đoạn này nhằm mở ta nhiều cơ hội việc làm và đảm bảo nhu cầu cần thiết.
Đối với ngành Dinh dưỡng “thời thượng”, bạn sẽ được đào tạo để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng đích thực, cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng. Người dân đã bắt đầu ý thức đến chế độ ăn uống, thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm để dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, cải thiện sức khỏe và ngoài hình. Chương trình học của ngành này sẽ mang đến cho bạn những tổng quát về vi sinh, độc chất, dị nguyên và sức khỏe con người, là nền tảng nghiên cứu về tầm quan trọng của dinh dưỡng.
Tố chất phù hợp với ngành Dinh dưỡng
Để trở thành một cử nhân dinh dưỡng, bạn cần những tố chất sau:
- Đam mê khoa học, sức khỏe: Dinh dưỡng là lĩnh vực tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Do đóm bạn cần có niềm yêu thích với khoa học, sức khỏe để có thể theo đuổi và thành công trong nghề này.
- Có khả năng tư duy, logic, phân tích: Ngành Dinh dưỡng đòi hỏi bạn biết cách vận dụng tư duy logic, phân tích để hiểu rõ hơn các nguyên tắc dinh dưỡng, chất dinh dưỡng và vai trò của chúng trong cơ thể, các chế độ ăn uống lành mạnh cho các nhóm đối tượng.
- Có khả năng giao tiếp: Chuyên gia dinh dưỡng cần có khả năng giao tiếp tốt để tư vấn và truyền đạt kiến thức dinh dưỡng cho người khác.
- Tính kiên nhẫn tỉ mẩn: Chế độ ăn uống lành mạnh cần thực hiện thường xuyên trong thời gian dài. Do vậy, cử nhân dinh dưỡng cần có tình kiên nhẫn, tỉ mẩn để hướng dẫn và cùng thực hiện kế hoạch ăn uống lành mạnh với bệnh nhân, khách hàng của mình.
- Đồng cảm và thấu hiểu: Thực ra để có thể thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của người khác, bạn cần học cách lắng nghe, quan sát, chia sẻ thì mới có thể tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng đối tượng.
- Khả năng thích nghi: Là một sự cần thiết trong quá trình làm nghề, bởi dinh dưỡng là ngành khoa học phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi bạn luôn cập nhật kiến thức mới về dinh dưỡng và sức khỏe để có thể tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng chất lượng cho người dân.
Ngành Dinh dưỡng tại ĐH Đông Á có sự khác biệt gì?
Mục tiêu của ngành là đào tạo cử nhân Dinh dưỡng có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức về sinh học và hóa học, nắm vững cơ chế hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng, mức độ an toàn, có hại trong thực phẩm, hiểu biết vai trò, nhu cầu, cung cấp năng lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm… Sinh viên ngay khi tốt nghiệp được trang bị đủ kiến thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tính thần trách nhiệm.
Sinh viên ngành Dinh dưỡng trải nghiệm nghề nghiệp tại doanh nghiệp
Với thế mạnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó, khối ngành Sức khỏe luôn được đặt sự quan tâm hàng đầu, ngành Dinh dưỡng tại ĐH Đông Á cũng có sự đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thực hành. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các bệnh viện ,doanh nghiệp y tế mang đến cơ hội thực tập, trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ những năm đầu tiên vào giảng đường.
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chuyên sâu về dinh dưỡng, thực phẩm đã giúp sinh viên lĩnh hội được nhiều kiến thức và trau dồi các kỹ năng cần thiết cho ngành. Bên cạnh đó, UDA chú trọng đưa các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, bác sĩ dinh dưỡng tham gia các hội thảo, chuyên đề nhằm tạo cơ hội để sinh viên được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, từ đó bổ trợ thêm cho mình nhiều nền tảng kiến thức.
Sinh viên ngành Dinh dưỡng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Lợi thế của ĐH Đông Á là trường đại học đa ngành nghề, do vậy sinh viên được trau dồi tiếng Anh,Trung, Nhật, Hàn… hội nhập cùng sinh viên quốc tế để nâng cao kỹ năng về chuyên môn, ngôn ngữ giao tiếp, nghiên cứu các tài liệu trong quá trình học tập và theo đuổi đam mê.
Qua bài viết “Bắt nhịp xu hướng sống “healthy” ngành Dinh dưỡng” đã phần nào giúp bạn rõ hơn về ngành nghề này. Nếu tìm thấy sự phù hợp, đam mê và mục tiêu nghề nghiệp tương lai, đừng ngần ngại liên hệ ngay với ban tư vấn ĐH Đông Á để giúp bạn hiện thực hóa ước mơ này nhé.