Liên tục "ontop" nhóm ngành nghề có dẫn dắt các xu hướng xã hội, mang lại thu nhập tốt, ngành Truyền thông đa phương tiện đang là địa chỉ đỏ thu hút nhiều bạn trẻ. Thế nhưng bạn đã hiểu tường tận về lĩnh vực này hay chưa? Cần có tố chất gì để phù hợp với công việc và liệu Truyền thông đa phương tiện có thuộc về phái nữ? Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu, trả lời nhé.
Ngành truyền thông đa phương tiện có thuộc về phái nữ?
Hiểu về ngành Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện là tên gọi của ngành học ứng dụng các công nghệ thông tin kết hợp với kiến thức truyền thông và tư duy sáng tạo trên các phương tiện đại chúng. Tất cả các sản phẩm truyền thông hiện nay trong các lĩnh vực quảng cáo, giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan), truyền hình, internet,... và các loại hình giải trí hiện đại như game, điện ảnh, hoạt hình… đều là sản phẩm của ngành truyền thông.
Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện có năng lực truyền thông và tổ chức hoạt động truyền thông
Sinh viên học ngành này có năng lực truyền thông (viết bài PR, quay phim, thiết kế đồ họ quảng cáo…) và tổ chức đưa các hoạt động truyền thông trên các kênh đa phương tiện. Ứng dụng các thành tựu công nghệ vào sáng tạo sản phẩm truyền thông, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Các chuyên môn trong ngành:
- Viết sáng tạo: Năng lực sáng tạo nội dung truyền thông dưới nhiều hình thức, bao gồm: text, audio, bài viết PR, infographic, tờ rơi, brochure, podcast…
- Sản xuất phim và quảng bá: Năng lực sáng tạo TVC quảng cáo, phim, viral clip
- PR - Tổ chức sự kiện: năng lực xử lý khủng hoảng truyền thông, xây dựng kế hoạch truyền thông - digital marketing, tổ chức sự kiện…
- Đồ họa ứng dụng: Năng lực thiết kế các ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện thương hiệu
Trước đây, quá trình truyền thông được thể hiện qua báo giấy, đài truyền hình, phát thanh… Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ chóng mặt của công nghệ, lĩnh vực này dần vươn lên như một lẽ tất yếu, có sự đổi mới phương thức tiếp cận đến đại chúng, không dừng lại ở khuôn khổ ngôn từ mà thông qua hình ảnh, video, âm thanh, tương tác liên tục trên mạng xã hội và giữ một chỗ đứng trong lòng nhiều bạn trẻ.
Người học ngành này được trang bị kiến thức nền tảng tư duy về mỹ thuật, công nghệ thông tin, được tiếp cận từng kỹ năng chuyên sâu về báo chí, quảng cáo như viết, thiết kế các ấn phẩm báo chí, sáng tạo và xây dựng nội dung phong phú trên các phương tiện truyền thông.Truyền thông đa phương tiện còn chuẩn bị cho sinh viên kỹ năng tác nghiệp, nhiếp ảnh, ghi hình, thu âm, dựng vieo… để mỗi sản phẩm ra lò đều chất lượng, tâm huyết và đáp ứng nhu cầu của công việc và cộng đồng.
Truyền thông đa phương tiện có thuộc về phái nữ?
Việc các bạn nữ có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành học này là một lợi thế rất lớn.
Khả năng quan sát và sự tinh tế
Với khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của con gái rất phù hợp với tính chất công việc này, chính điều này sẽ hỗ trợ cho người làm thu thập được thông tin một cách chuẩn xác, phát họa nhiều ý tưởng sáng tạo, phối hợp với đồng nghiệp một các nhịp nhàng và hiệu quả.
Khả năng viết tốt
Các bạn nữ có sự quan sát nhiều hơn các bạn nam, đó đó kỹ năng ghi chép và viết cũng nhỉnh hơn rất nhiều. Viết lách thường xuyên có thể giúp chúng ta sản sinh nhiều ý tưởng hơn, bởi đặc thù của Truyền thông đa phương tiện là yêu cầu bạn phải viết nội dung cho website, các ấn phẩm, báo chí, biên tập, trang mạng xã hội…
Tư duy thẩm mỹ
Đây cũng là một thế mạn của phái nữ để có thể phục vụ tốt cho ngành Truyền thông đa phương tiện. Yêu thích cái đẹp, có thẩm mĩ về các đẹp sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi phải thiết kế hoặc trình bày ấn phẩm báo chí đúng quy cách và thu hút nhất.
Chịu khó, chăm chỉ, cần cù
Ở bất kỳ công việc, lĩnh vực nào cũng cần sự siêng năng và chăm chỉ. Đối với ngành Truyền thông đa phương tiện cũng vậy, cần kiên trì mới có thể đi dài và đi xa. Thế nên, ngay khi còn người trên ghế nhà trường, bạn cần học hỏi mỗi ngày, cố gắng tìm tòi và phát huy hết khả năng vốn có của bản thân để có thể thành công trong nghề.
Nói như vậy không có nghĩa rằng phái nam không phù hợp với ngành này. Thực chất, việc học và lựa chọn bất kỳ ngành nghề nào cùng cần sự đam mê, yêu thích và theo đuổi. Do vậy, dù bạn là nữ hay nam, một khi đã tìm thấy sự phù hợp trong lĩnh vực này thì đừng bỏ lỡ nhé.
Môi trường thực hành của sinh viên Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện là ngành học vô cùng thú vị, dễ kết thân với các bạn trẻ năng động và yêu thích sự sáng tạo. Vì vậy, để học tốt ngành này, sinh viên không đơn thuần học lý thuyết trên lớp mà phải học thực hành để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Chẳng hạn, tại ĐH Đông Á, các bạn sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu, cảm thụ nghệ thuật truyền thông, công nghệ tương tác, thói quen người dùng, kỹ thuật sản xuất, kịch bản phân cảnh cho đến các chuyên ngành sản xuất phim, tổ chức sự kiện…
Cùng với đó, sinh viên theo học lĩnh vực này cần thành hành sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa, xây dựng phần mềm máy tính để có thể tạo ra sản phẩm đồ học, được bồi dưỡng nhiều kỹ năng quan trọng và cần thiết như kỹ năng dựng video, phim, trò chơi, điện ảnh, website… Các kỹ năng được đầu tư để linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của nền công nghệ giải trí và sáng tạo trong kỷ nguyên 4.0.
Ưu thế khi học ngành Truyền thông đa phương tiện tại ĐH Đông Á
Đến với UDA, sinh viên sẽ tìm thấy môi trường học tập năng động, hiện đại phù hợp với ngành bản thân đang theo đuổi. Không dừng tại đó, các sân chơi học thuật liên quan đến ngành học cũng là điểm hấp dẫn thu hút nhiều bạn trẻ. Sau mỗi người học căng thẳng, buổi deadline căng não, sinh viên Đông Á được hòa mình vào các hoạt động giải trí, cuộc tỉ thí, trận cầu kịch tính để giải tỏa mọi năng lượng tiêu cực.
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện Đại học Đông Á trải nghiệm nghề nghiệp tại các doanh nghiệp
Chương trình đào tạo còn chú trọng đặc biệt đến năng lực thực hành, nên dùng là môn học hay chuyên ngành nào thì lúc nào sinh viên ngành cũng tất bật với các đồ án môn học, các seminar hay hội thảo chuyên đề, gặp gỡ chuyên gia đầu ngành, trải nghiệm nhiều cơ sở thiết bị kỹ thuật, máy móc… Chỉ riêng với ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đông Á, sinh viên thực chiến ngay tại lớp học, tự mình tổ chức sự kiện, làm phim ngắn, phim quảng cáo, phim nghệ thuật … để học hỏi kinh nghiệm, có cơ hội được tiếp xúc với người nổi tiếng, “cộm cán” trong nghề, là động lực để các bạn theo đuổi đam mê một cách mãnh liệt hơn. Điều mà không dễ gì trường nào có thể làm được.
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện Đại học Đông Á có sự góp ý của doanh nghiệp
Chưa dừng lại tại đó, ĐH Đông Á luôn trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, để các bạn tự chủ hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tiếng Anh, tích lũy nhiều kiến thức hay và giá trị. Qua đó có nền tảng kiến thức vững vàng hơn. Một khi đã trang bị được cho bản thân thêm một loại ngôn ngữ thì cơ hội được ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới với mức lương hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ tốt đã không còn làm ột điều quá xa vời với các bạn.
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị toàn diện kỹ năng
Qua những thông tin vừa rồi, chắc hẳn cũng đã giải đáp được phần nào câu hỏi “Truyền thông đa phương tiện có thuộc về phái nữ”. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về ngành, để chắc chắn hơn trong việc tìm bến đỗ an toàn để hoàn thành ước mơ của mình, các bạn có thể truy cập vào website trường mình yêu thích, tìm hiểu kỹ càng về thông tin lựa chọn nghề nghiệp đúng với khả năng và sở thích của mình nhé.