Mức lương và việc làm của ngành Quản lý văn hóa

Xây dựng một nền văn hóa ngày càng tiên tiến và phát triển nhưng vẫn gìn giữ được nét truyền thống chính là một trong những tiềm năng quan trọng trong kế hoạch tăng trưởng được nhà nước ưu tiên. Do vậy, ngành Quản lý văn hóa ngày càng nhận được quan tâm và góp vốn đầu tư từ nhiều doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu thiết yếu về nguồn nhân lực chất lượng cho ngành. Vậy thực chất bạn đã biết gì về ngành Quản lý văn hóa, triển vọng nghề nghiệp liệu có rộng mở. Cùng đến với bài viết “Tìm hiểu mức lương và việc làm của ngành Quản lý văn hóa” để tường tận mọi vấn đề nhé.

 

ngành quản lý văn hoá

Mức lương và việc làm của ngành Quản lý văn hóa

Hiểu về ngành Quản lý văn hóa

Quản lý văn hóa được biết đến là ngành đào tạo và giảng dạy những kiến thức lĩnh vực văn hóa, là ngành học thuộc về lịch sử, nghiên cứu di sản văn hóa kế thừa từ các thế hệ trước. Bên cạnh đó, ngành còn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý văn hóa thông qua phân tích, tư duy. Sinh viên theo học ngành ngay khi ra trường sẽ trở thành cử nhân và có cơ hội tham gia các hoạt động, công việc liên quan đến quản lý văn hóa chuyên sâu, giám sát văn hóa, tổ chức văn hóa,..

Các chuyên môn trong ngành

  • Chuyên ngành quản lý văn hóa hoạt động âm nhạc chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến âm nhạc, các hoạt động thực tế về nghệ thuật, được thực hành và tham gia nhiều hoạt động phù hợp với những môn học về âm nhạc - nghệ thuật.
  • Chuyên ngành mỹ thuật - quảng cáo - các bạn sinh viên sẽ được đào tạo và nâng cao về kiến thức hội họa, các hoạt động thiết kế quảng cáo, bồi dưỡng năng lực về thẩm mỹ qua nhiều hoạt động thực tế, các lý thuyết phát triển quảng cáo cùng một số chuyên môn cần thiết.
  • Bên cạnh đó, một số trường cũng đào tạo nhiều chuyên ngành như quản lý di sản văn hóa, quản lý văn hóa nhà nước, gia đình, văn hóa du lịch…

Triển vọng nghề nghiệp của ngành

Nhiều bạn trẻ vẫn đang lầm tưởng chỉ cần học tốt những kiến thức tự nhiên thì cơ hội việc làm chưa bao giờ thiếu, còn riêng với ngành về xã hội thì kém hấp dẫn và chật vật về nghề nghiệp sau này hơn. Hoàn toàn bị nhầm lẫn, bởi xã hội luôn không ngừng phát triển, việc kết nối và hội nhập đang ngày càng được mở rộng và chú trọng, do vậy việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, xây dựng văn hóa tiên tiến là mục tiêu của toàn dân tộc. Có thể nói rằng, cơ hội dành cho các bạn theo đuổi lĩnh vực này không bao giờ là đủ.

Sinh viên tốt nghiệp ngành có thể làm việc ở rất nhiều vị trí việc làm khác nhau, trải rộng từ các cơ quan, tổ chức:

  • Nhân viên, quản lý các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật thuộc nhà nước, tư nhân hay tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Nhân viên, cán bộ tại sở, phòng văn hóa - thể thao - du lịch, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, ban quản lý di tích, cơ quan đơn vị thuộc bộ, ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
  • Nhân viên, quản lý tại các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, điểm vui chơi, giải trí.
  • Quản lý dự án, nhân sự các tổ chức, doanh nghiệp
  • Nhân viên. quản lý bộ phận marketing, gây quỹ và tìm tài trợ, quan hệ công chúng.
  • Quản lý, nhân viên sale sự kiện cố định, phòng nghiệp vụ.
  • Nhân viên văn nghệ tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, giáo viên nghệ thuật tại mầm non, tiểu học….

Cần chuẩn bị gì để theo học ngành Quản lý văn hóa?

Với bất kỳ ngành nghề nào luôn cần những yếu tố phù hợp và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể theo đuổi và đi đến thành công. Với ngành Quản lý văn hóa cũng vậy, để theo đuổi ngành học này, bạn cần chuẩn bị thật tốt những yếu tố sau:

  • Theo đuổi sự nghiệp văn hóa bạn cần có đam mê, yêu nghề, mong muốn khai phá nhiều giá trị văn hóa, lịch sử vẻ vang, có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm cao thì mới có thể thực hiện tốt xuất sắc.
  • Luôn phải ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, biết cách vận dụng những chủ trường, đường lối văn hóa của Đảng, Nhà nước, biết trân trọng những di sản văn hóa đáng quý của dân tộc.
  • Có năng lực tiếp xúc, sẵn sàng học hỏi, giao tiếp tốt, sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin, chịu được áp lực công việc, thích nghi với môi trường làm việc đa dạng. Nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề, tôn trọng pháp luật và tuân thủ quy định nơi công tác.

Mức lương ngành Quản lý văn hóa

Tùy vào vị trí công việc sẽ những mức lương phù hợp cho cử nhân theo đuổi lĩnh vực này. Ngành Quản lý văn hóa hiện đang là ngành khát nhân lực, vị vậy môi trường làm việc cũng vô cùng phong phú.

Đối với vị trí công tác tại cơ quan Nhà nước, viện bảo tàng, khu di tích lịch sử… sẽ hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước dành cho các bộ bậc đại học. Đối với vị trí hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài… mức lương dao động từ 9 - 12 triệu đồng… Mức lương của ngành cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn, năng lực và chuyên môn, khu vực làm việc và cả quy mô của tổ chức. 

Tuy nhiên, với các vị trí quản lý cấp cấp hoặc giám đốc chương trình, mức lương có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, các ngành liên quan đến quản lý văn hóa như ngành Du lịch hoặc Quản trị khách sạn có thể có mức lương cao hơn trong khi các ngành như Nghệ thuật hay Thư viện có thể có mức lương thấp hơn.

Học ngành Quản lý văn hóa ở đâu tốt nhất?

Hiểu được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của nghề, hiện nay có một số trường đại học đào tạo ngành Quản lý văn hóa như: Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Đông Á…

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngành Quản lý văn hóa vẫn là ngành còn non trẻ về nguồn nhân lực nhưng nó cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có bước chuyển mình rõ rệt. Khi cơ hội việc làm rộng mở cần có một đội ngũ các nhà quản lý văn óa chuyên nghiệp gánh vác sự phát triển văn hóa du lịch của quốc gia đang là vấn đề nóng bỏng.

ngành quản lý văn hoá

Đại học Đông Á mở rộng mạng lưới doanh nghiệp

Tại ĐH Đông Á, ngành Quản lý văn hóa đang là ngành học được sự quan tâm nhiều, các chuyến đi thực tế, sự kiện được Nhà trường tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để lĩnh hội kiến thức ngành và phát triển bản thân.

Năm 2024, ĐH Đông Á xét tuyển ngành Quản lý văn hóa theo tổ hợp A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học); C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý); D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh); D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh) và xét tuyển theo 4 phương thức: xét kết quả học bạ, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM.

ngành quản lý văn hoángành quản lý văn hoá

Sinh viên ĐH Đông Á trau dồi kỹ năng mềm qua sự kiện 

Bài viết “Tìm hiểu mức lương và việc làm của ngành Quản lý văn hóa” đã giải đáp tất tần tật thông tin về ngành. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được chìa khóa cần thiết cũng như biết được những kỹ năng mà bản thân cần trang bị, sẵn sàng cho việc dấn thân vào ngành học đầy hấp dẫn và nhiều thách thức này. Nếu vẫn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách thức đăng ký xét tuyển vào ngành, thí sinh có thể liên hệ trực tiếp ban tư vấn Nhà trường để giải đáp mọi thắc mắc của bản thân. Chúc bạn có những lựa chọn đúng đắn cho hành trình nghề nghiệp tương lai.

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí