Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn chính quy về dinh dưỡng tại các bệnh viện còn rất hạn chế, trong khi nhu cầu đang ngày một tăng cao. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng công tác dinh dưỡng trong các bệnh viện chưa đạt được những yêu cầu về chăm sóc người bệnh.
Tuy nhiên, nhắc đến ngành học này không phải ai cũng biết ngành Dinh dưỡng là gì, vì quả thật ngành Dinh dưỡng còn quá mới mẻ với nhiều bạn học sinh. Những thông tin cần thiết về ngành học này sẽ được Ban tư vấn tuyển sinh trường Đại học Đông Á chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để có thêm động lực lựa chọn ngành học phù hợp và trở thành cử nhân dinh dưỡng trong tương lai nhé.
Ngành Dinh dưỡng là gì? Học những gì?
Ngành dinh dưỡng là thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Là truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật. Là xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện. Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể. Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.
Khi theo học hệ cử nhân Dinh dưỡng, các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng. Được rèn luyện, trau dồi để thành thạo kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, chẩn đoán, xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Có khả năng phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá công tác dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Có khả năng tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Học Dinh dưỡng ra trường làm gì?
Theo điều 8 thông tư 08/2011/TT-BYT tất cả Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế; bệnh viện hạng đặc biệt thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế hoặc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng; các bệnh viện khác thành lập khoa hoặc tổ Dinh dưỡng, tiết chế tùy theo điều kiện của từng bệnh viện. Như vậy, các bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên đều có khoa dinh dưỡng, vậy trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống có bao nhiêu bệnh viện công và ngoài công lập, nhu cầu nhân lực là bấy nhiêu.
Cử nhân dinh dưỡng làm việc tại:
- Các cơ sở khám, chữa bệnh và các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở các tuyến trung ương, tỉnh/ thành phố, quận/huyện, xã;
- Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế (hệ thống công lập và ngoài công lập);
- Các tổ chức y tế phi chính phủ, các nhà dưỡng lão, các tổ chức xã hội thuộc ngành nghề chăm sóc sức khỏe, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quân đội và công an;
- Viện nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm;
- Các trường học bán trú như nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở…;
- Các nhà máy sản xuất thực phẩm và thức ăn công nghiệp, các khách sạn, nhà hàng;
Ngoài ra, với trình độ tiếng Anh đạt TOIEC ≥ 450, các cử nhân dinh dưỡng có cơ hội đi học ở nước ngoài như Nhật hoặc học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc làm việc tại các bệnh viện của nước ngoài tại Việt Nam và ở nước ngoài.
Những tố chất để theo học ngành Dinh dưỡng?
Biết về ngành Dinh dưỡng thôi chưa đủ, điều quan trọng tiếp theo là tìm hiểu xem mình có phù hợp với ngành học này hay không. Bản thân bạn phải xác định được sở thích hay hiểu tính cách của mình để chọn ngành nghề theo bạn suốt đời. Những tố chất để học ngành Dinh dưỡng bạn nên tham khảo:
- Tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, chu đáo, chính xác
- Am hiểu các chế độ ăn, không ngại khó khăn
- Kỹ năng giao tiếp với người bệnh
- Kỹ năng truyền thông cộng đồng
Học ngành Dinh dưỡng ở đâu? Mức điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng tại các trường thế nào?
Đối với ngành Dinh dưỡng, các bạn có thể tham khảo những trường đào tạo ngành này uy tín như: Đại học Đông Á, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Tế Công Cộng,…
Mức điểm trúng tuyển ngành Dinh dưỡng của một số trường Đại học uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- Đại học Đông Á: điểm trúng tuyển ngành Dinh dưỡng năm 2018 là 15.5 điểm ở tổ hợp môn (Toán, Hóa, Sinh), (Toán, Lý, Sinh), (Toán, Sinh, Văn) và (Toán, Văn, KHXH).
- Đại học Y Hà Nội: điểm trúng tuyển ngành Dinh dưỡng năm 2018 là 19.65 điểm ở tổ hợp môn (Toán, Hóa, Sinh).
- Đại học Y tế Công Cộng: điểm trúng tuyển ngành Dinh dưỡng năm 2018 là 22 điểm ở tổ hợp môn (Toán, Hóa, Sinh).
Theo thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2020, Trường Đại học Đông Á dự kiến tuyển sinh ngành Dinh dưỡng thông qua ba phương thức: Xét học bạ THPT (tổng điểm TBC 3 môn ở lớp 12 ≥ 6.5); xét kết quả thi THPT Quốc gia với 4 tổ hợp môn là (Toán, Hóa, Sinh), (Toán, Lý, Sinh), (Toán, Sinh, Văn) và (Toán, Văn, KHXH) và xét tuyển thẳng.
Như vậy là bạn đã tìm hiểu khá chi tiết các thông tin liên quan đến ngành Dinh dưỡng rồi đấy! Việc tiếp theo là hãy đặt ra những mục tiêu học tập, phấn đấu hết mình để trúng tuyển ngành Dinh dưỡng ở đúng trường Đại học mình yêu thích. Chúc bạn có một kỳ thi thật tốt trong mùa tuyển sinh đại học 2020 sắp tới nhé!
Đăng ký trực tuyến tại đây:
Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây:
Xem thêm tin tức tuyển sinh đại học.