Bộ Giáo dục công bố phương án quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục công bố phương án quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển đại học

Ngày 19/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương pháp quy đổi điểm giữa các hình thức xét tuyển nhằm đảm bảo tính tương đương và công bằng.

Xây dựng ba khung quy đổi điểm

Bộ đưa ra ba khung quy đổi điểm chính, áp dụng giữa các phương thức tuyển sinh phổ biến hiện nay.

1. Quy đổi giữa các loại điểm thi

Khung đầu tiên nhằm chuyển đổi điểm giữa các hình thức đánh giá khác nhau như: kỳ thi tốt nghiệp THPT, bài thi đánh giá năng lực và tư duy của một số trường đại học. Việc quy đổi được thực hiện thông qua phương pháp bách phân vị, dựa trên phân bố điểm của hai kỳ thi, xác định điểm ở cùng phân vị để chuyển đổi.

các quy đổi điêm các phương thức xét tuyển

Cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển ĐHĐA 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục, dữ liệu thi của các thí sinh tham gia đồng thời cả bài thi riêng và các tổ hợp môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được phân tích. Từ đó, các mức điểm sẽ được phân loại theo các nhóm thí sinh thuộc các phân vị phần trăm như: 0,5%, 1%, 3%, 5% và 10%, tương ứng với các khoảng điểm được trình bày trong bảng minh họa dưới đây

TỐP ĐIỂM THI BÀI X (APT, HSA,...) ĐIỂM CÁC TỔ HỢP MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT PHÙ HỢP
A00 B00 D00 ...
3 X0 A0 B0 D0  
0.5% X1 A1 B1 D1  
1% X2 A2 B2 D2  
2% X3 A3 B3 D3  
5% X4 A4 B4 D4  
10% X5 A5 B5 D5  
20% X6 A6 B6 D6  
30% X7 A7 B7 D7  
50% X8 A8 B8 D8  
... ... ... ... ...  

Ghi chú: Các mức điểm ở dòng đầu (X0, A0, B0, D0,...) được tính bằng trung bình cộng của 3 thí sinh có điểm cao nhất tương ứng với mỗi bài thi, tổ hợp môn thi.

(nguồn: Báo VnExpress)

Các trường tổ chức kỳ thi riêng có trách nhiệm xác định tổ hợp môn thi tốt nghiệp tương thích với nội dung bài thi của mình, và đồng thời phải công bố kết quả phân bố bách phân vị (X0, X1,...) cho bài thi riêng đó. Sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp, các trường sẽ phối hợp với Bộ để công bố bảng quy đổi điểm giữa các tổ hợp (A0, A1, B0, B1,...). Việc này cần được hoàn tất trong vòng ba ngày kể từ khi có điểm.

Dựa trên các mốc điểm này, các trường sẽ áp dụng công thức nội suy tuyến tính để quy đổi điểm trúng tuyển giữa các hình thức xét tuyển. Chẳng hạn, nếu điểm trúng tuyển tổ hợp A00 (T_A00) nằm trong khoảng A2–A3 thì sẽ được quy đổi sang điểm bài thi HSA như sau:

T_HSA = HSA3 + (T_A00 - A3) x (HSA2 - HSA3) / (A2 - A3)

2. Quy đổi giữa các tổ hợp môn trong kỳ thi tốt nghiệp

Khung quy đổi này nhằm xử lý chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển dùng điểm thi tốt nghiệp. Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ sẽ cho phép nhập mức chênh giữa tổ hợp chính và các tổ hợp khác đối với từng ngành của một trường. Các mức điều chỉnh này sẽ căn cứ vào phổ điểm từng tổ hợp mà Bộ công bố sau kỳ thi.

3. Quy đổi từ điểm học bạ

Với hình thức xét tuyển dựa trên học bạ, Bộ không xây dựng một khung quy đổi cụ thể do sự khác biệt lớn giữa các địa phương và trường học. Thay vào đó, Bộ sẽ cung cấp thống kê mối tương quan giữa điểm trung bình môn ở THPT với điểm thi tốt nghiệp. Các trường có thể dựa vào đó để tự thiết lập quy tắc quy đổi riêng cho mình.

Trách nhiệm triển khai của các trường đại học

Theo hướng dẫn, mỗi trường sẽ xây dựng bảng và công thức quy đổi điểm phù hợp với từng ngành đào tạo. Trường phải lựa chọn tổ hợp môn thi hoặc bài thi riêng phù hợp nhất cho từng phương thức xét tuyển. Mỗi bảng quy đổi chỉ nên sử dụng một tổ hợp được đánh giá là phù hợp nhất với nội dung đánh giá.

Ngoài ra, các trường cũng có thể tự điều chỉnh chi tiết các khoảng điểm trong khung quy đổi để đáp ứng yêu cầu riêng của ngành đào tạo, miễn là đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và khoa học trong quy trình tuyển sinh.

 

Đại học Đông Á eMagazine khác