Tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới nói chung cũng như Nhật Bản nói riêng, nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng, len lỏi đến từng hoạt động trong cuộc sống dù là đơn giản nhất để thay thế công việc lao động thủ công cho con người. Vai trò của CNTT trong tự động hóa là then chốt.
Đại học Đông Á đào tạo kỹ sư CNTT cầu nối cho thị trường Nhật Bản Tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới nói chung cũng như Nhật Bản nói riêng, nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng, len lỏi đến từng hoạt động trong cuộc sống dù là đơn giản nhất để thay thế công việc lao động thủ công cho con người. Vai trò của CNTT trong tự động hóa là then chốt.
Bài viết dưới đây của TS. Đỗ Văn Tuấn – Trưởng khoa CNTT Đại học Đông Á, từng tu nghiệp tại Canada, Phần Lan và Hàn Quốc, có gần 50 công trình nghiên cứu khoa học đã công bố ở dạng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế, tài liệu kỹ thuật, bài trình bày tại hội thảo khoa học ở Canada, Phần Lan, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ chi tiết hơn về thị phần CNTT tại Nhật Bản và hướng đi chiến lược của Đại học Đông Á cung ứng nhân lực cho thị trường đầy tiềm năng này.
Out-sourcing – xu hướng nhân lực tại Nhật
Nhật Bản vốn là một trong những nước có nền công nghiệp tự động hóa và công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng, buộc các công ty CNTT của Nhật Bản phải đưa công việc CNTT ra thị trường nước ngoài (Out-sourcing) cũng như tăng cường nhập khẩu chất xám CNTT vào trong nước. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản rất chú trọng trong việc liên kết với các công ty CNTT lớn ở nước ngoài để làm các dự án của mình cùng như đầu tư tìm kiếm các nguồn nhân sự chất lượng để sang làm việc tại Nhật Bản. Vốn là thị trường có chất lượng CNTT khá, có mối quan hệ tốt với Nhật Bản, và chi phí vẫn còn thấp, nên Việt Nam được coi là một thị trường đầy tiềm năng để chính phủ và các công ty CNTT của Nhật liên kết hợp tác.
Tuy việc hợp tác giữa các công ty Nhật và các công ty Việt Nam vẫn đang ngày càng phát triển nhưng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của Nhật nói riêng cũng như thị trường CNTT trên thế giới nói chung vẫn còn quá lớn. Thống kê cho thấy nếu tiếp tục đào tạo công nghệ thông tin như hiện nay thì số lượng nhân lực CNTT trên thế giới chỉ đạt được 70% nhu cầu (theo Nghiên cứu của hội đồng quốc gia và tài nguyên của Mỹ). Ở Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT còn nhiều hạn chế đặc biệt tại các trường ở khu vực miền Trung. Hai khu vực miền Bắc và miền Nam đào tạo cũng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và cũng như chất lượng đào tạo.
Đặc biệt đào tạo cho thị trường Nhật Bản còn có khó khăn hơn vì còn gặp rào cản về ngôn ngữ khi phần lớn các công ty Nhật đòi hỏi nhân viên phải có chứng chỉ tiếng Nhật N3. Việc thiếu các kỹ năng làm việc trong môi trường văn hóa vốn khá cầu toàn và chính xác của các công ty Nhật cũng làm khó các kỹ sư Việt Nam. Để đào tạo được kỹ sư CNTT cho thị trường Nhật Bản, giáo dục đại học tại Việt Nam cần giải quyết được 4 vấn đề khó khăn:
1. Đủ kiến thức chuyên môn để làm việc cho các công ty Nhật
2. Kỹ năng làm việc cần thiết trong các công ty CNTT của Nhật vốn có nhiều văn hóa khác biệt so với các công ty Việt Nam và các nước khác
3. Ngôn ngữ tiếng Nhật đạt chuẩn N3
4. Chi phí đào tạo hợp lý
Hướng đi chiến lược của Đại học Đông Á
Nắm bắt được xu hướng nhân lực CNTT của Nhật Bản, Trường Đại học Đông Á coi việc hợp tác với các doanh nghiệp, chính quyền Nhật Bản là cấp thiết và là chiến lược bền vững dựa trên truyền thống 10 năm làm việc với các đối tác Nhật về các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Để giải quyết 04 vấn đề khó khăn nêu trên, trường Đại học Đông Á đang chọn hướng đi là sát cánh cùng với các doanh nghiệp Nhật Bản đào tạo nguồn nhân lực một cách có hệ thống bao gồm:
Ký kết hợp tác đào tạo thực hành, tuyển dụng sinh viên CNTT ĐH Đông Á làm việc tại Nhật
(1) Đào tạo chuyên môn: Khoa CNTT hiện nay đang cùng hợp tác với các công ty lớn của Nhật như Framgia, S2, Evolable để xây dựng chương trình đạo tạo đáp ứng các chuẩn kiến thức của các Nhật Bản. Chương trình theo hướng thực hành được chính các công ty cùng với các chuyên gia trong nước thiết kế. Được các đối tác Nhật chuyển giao, giám sát vận hành. Các chuyên gia có kinh nghiệm của Nhật trực tiếp đào tạo.
(2) Đào tạo kỹ năng: Chương trình được lồng ghép các học phần dạy kỹ năng làm việc do chính các công ty Nhật thiết kế và đào tạo đảm bảo các kỹ sư sau khi ra trường có thể ngay lập tức làm việc trong các nhóm dự án tại các công ty Nhật Bản.
(3) Đào tạo Ngôn ngữ: Ngôn ngữ tiếng Nhật được đào tạo liên tục từ học kỳ 2 của năm thứ nhất cho đến hết học kỳ 2 của năm thứ 3 với 60 giờ/ kỳ học. Ngoài ra còn có chương trình ngoại khóa tiếng Nhật. Điều này đảm bảo sinh viên năm cuối sẽ đạt chuẩn tiếng Nhật N4. Để đảm bảo chuẩn tiếng Nhật cho N3, sinh viên năm thứ 4 có 02 kỳ thực tập tại các công ty Nhật tại Nhật Bản. Trường Đại học Đông Á đã hợp tác với mạng lưới 40 doanh nghiệp Nhật Bản tại Nhật có thể nhận sinh viên thực tập trong giai đoạn này.
(4) Chi phí đào tạo hợp lý: Trường đại học Đông Á đã hợp tác với các doanh nghiệp Nhật cũng như đề xuất lên chính quyền thành phố Akita để hỗ trợ các sinh viên qua thực tập và làm việc tại các công ty Nhật. Trong thời gian thực tập tại Nhật, sinh viên sẽ được làm việc, được trả lương để đủ trang trải cuộc sống và các chi phí đi lại.
Đảm bảo việc làm đầu ra cho sinh viên
Với việc xây dựng chương trình đào tạo hiện đại theo hướng thực hành cùng với các doanh nghiệp Nhật, nhu cầu nguồn nhân lực CNTT trong và ngoài nước của các công ty Nhật, cũng như sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Nhật, trường Đại học Đông Á cam kết các sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc và ngôn ngữ để có thể làm việc được trong các công ty của Nhật tại Việt Nam, tham gia vào các chương trình đưa các kỹ sư cầu nối của FPT sang thị trường Nhật, hoặc làm việc cho các công ty Nhật tại Nhật Bản.
TS. Đỗ Văn Tuấn - Trưởng khoa CNTT giới thiệu chương trình đào tạo CNTT gắn với thị trường Nhật Bản tại ĐH Đông Á
Đại học Đông Á hướng tới 100% sinh viên sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiêp. Trong đó 30% sinh viên tốt nhất của các khóa đào tạo sẽ được đi đào tạo và làm việc cho các công ty Nhật tại Nhật Bản.
TS. Đỗ Văn Tuấn