Các kĩ năng cần thiết khi học Marketing để ra trường không lo thất nghiệp

Nhu cầu lao động trong ngành Marketing đang và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời đại bùng nổ công nghệ số, thương mại điện tử phát triển. Sản phẩm nào đó muốn tiếp cận tới khách hàng đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường. Chính vì thế mà ngành Marketing trở thành “con cưng” được sinh viên ưu tiên lựa chọn tại các kỳ tuyển sinh.

Song song với nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng như vậy, doanh nghiệp sẽ càng khắc khe hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ khi lựa chọn một Marketer đồng hành. Vậy để trở thành một nhân viên Marketing xuất sắc, đủ sức cạnh tranh khi ra trường tìm việc, sinh viên cần chuẩn gì những kỹ năng cần thiết nào?

Hãy cùng Đại học Đông Á tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Sơ lược về ngành Marketing

Marketing được hiểu ngắn gọn là quá trình xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, nắm bắt tâm lý, nhu cầu thị trường, đồng thời phối hợp với bộ phận bán hàng nhằm đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Ngoài ra, marketer cũng là người phân tích được tình hình cạnh trạnh với các đối thủ cùng ngành để sản phẩm của mình thu hút khách hàng hơn. 

Những kỹ năng cần chuẩn bị khi học Marketing

Sáng tạo nội dung

Một trong các điều tiên quyết của một người làm Marketing là kỹ năng sáng tạo nội dung (Content Marketing). Kỹ năng này nhằm mục đích gửi gắm thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình bằng các nội dung trên nền tảng mạng xã hội như: Website, Facebook, Google, LinkedIn,... Nên là với một bạn muốn làm trong ngành Marketing cần xây dựng cho bản thân phong cách viết riêng, sử dụng từ ngữ linh hoạt, mượt mà. Để làm được điều này, ngay khi còn trên giảng đường đại học, các bạn cần rèn luyện thói quen đọc nhiều sách, sản xuất nội dung thường xuyên hơn. 

Quan sát, phân tích thị trường

Trải qua hai năm đầy thách thức với nền kinh tế toàn cầu do dịch bệnh gây ra để ta nhìn ra một điều, nếu các doanh nghiệp chỉ kinh doanh theo những mô hình truyền thống thì cực kì khó khăn để chống trụ nổi. Những cơ sở kinh doanh thành công là những nơi có tầm nhìn nhạy bén, ứng chuyển linh hoạt. Thay vì phải mua bán tại các cửa hàng thì qua vài bước đặt hàng, sản phẩm được đến tay người dùng mà không tốn quá nhiều chi phí. Vậy thì không có gì quan trọng hơn đối với người làm Marketing chính là quan sát và phân tích được thị trường. Quan sát ở đây nghĩa là bạn nhìn nhận toàn diện biến động của thị trường để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, hiệu quả. 

Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm

Thời đại ngày nay, Facebook, Google đã trở thành công cụ không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khách hàng. Mỗi khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, thông thường họ sẽ thực hiện một loạt tìm kiếm để xem review của khách hàng đã trải nghiệm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

 
Vậy thì làm cách nào để chương trình quảng cáo trên các nền tảng được tiết kiệm, hiệu quả nhất? Đây chính là công việc của người làm Marketing (cụ thể về Digital marketing) phải biết. Để học tốt và có thể làm tốt được công việc trong ngành Marketing, sinh viên phải học cách tìm hiểu đặc tính của từng công cụ tìm kiếm nhằm đặt ngân sách được tối ưu nhất, tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng.

Chăm sóc khách hàng

Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” luôn là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển hay không. Do đó, kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng được góp mặt vào danh sách các kỹ năng cần chuẩn bị của sinh viên khi theo học ngành Marketing. Bán được sản phẩm là một chuyện nhưng để khách hàng hài lòng quay trở lại ủng hộ, giới thiệu bạn bè, người thân lại là chuyện càng khó hơn. Vì thế, trong chương trình học của ngành Marketing tại Đại học Đông Á, chúng tôi luôn lồng ghép các môn học kỹ năng chăm sóc khách hàng để sinh viên học cách lắng nghe, thấu hiểu tâm lý khách hàng. Như vậy khi ra trường và làm môi trường thực tế, các em nhanh chóng nắm bắt công việc hơn rất nhiều. 

Như đã nói, ngành Marketing đang rất hot và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Khi theo học ngành này, tại các trường đại học sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, quản lý tổ chức phương án cho doanh nghiệp. Phạm vi công việc sau khi học Marketing không bị giới hạn.

Từng vị trí có thể đảm nhận vai trò, công việc khác nhau. Chẳng hạn: 

- Giám sát bán hàng, quản lý kênh phân phối

- Nghiên cứu thị trường, hoạch định sản phẩm

- Tư vấn viên

- Lên chiến lược truyền thồng cho doanh nghiệp

- Viết nội dung bài đăng trên các diễn đàn mạng xã hội

- Phối hợp với bộ phận thiết kế hoàn thành các ấn phẩm truyền thông

- Chạy quảng cáo, tổ chức sự kiện,…

Ngành Marketing khá đa dạng về cơ hội nghề nghiệp không chỉ tại Việt Nam và ở nước ngoài cũng là ngành rất rất hot. Có rất nhiều mảng và bộ phận mà sinh viên mới ra có thể đảm nhận, thử sức của mình.

Tìm hiểu thêm các thông tin như: Phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển tham khảo tại website, fanpage của trường nhé!

Đăng ký trực tuyến tại:

Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/daihocdonga/inbox/

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC

NGÂN HÀNG ĐỀ THI

LÝ DO CHỌN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ

CƠ HỘI VIỆC LÀM

SỨC HẤP DẪN NGÀNH ĐÀO TẠO

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí