Học Quản trị nhân lực - Cơ hội "vàng" cho người biết thấu hiểu

Nhân sự là bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty. Chính vì vậy mà vai trò của ngành Quản trị nhân sự ngày càng được chú trọng và đánh giá cao. Nắm giữ vị trí công việc vô cùng quan trọng như vậy đòi hỏi bạn phải đáp ứng rất nhiều các yếu tốt kỹ năng. Đâu là yếu tố cốt lõi và quyết định thành công trong lĩnh vực này? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho các tân sinh viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trước giảng đường đại học nhé.

Nhân lực được đánh giá là nguồn tài sản quan trọng nhất của bất kể doanh nghiệp nào. Hơn hết, trong thị trường cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ như hiện nay thì những vấn đề về nguồn nhân lực luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngành quản trị nhân lực đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho bộ máy tổ chức vận hành doanh nghiệp một cách suôn sẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Quản trị nhân lực thông qua bài viết sau đây.

Thông tin chung

Quản trị nhân lực có thể hiểu là việc quản lý nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp nào đó một cách hiệu quả, thống nhất và hợp lý. Đồng thời cũng mang yếu tố là động lực cho nguồn nhân lực được phát huy tối đa những năng lực tiềm ẩn của bản thân, hết mình cống hiến, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp.

Nhân sự được xem là hậu phương vững chắc giúp một doanh nghiệp phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Chính vì vậy, Quản trị nhân lực ngày càng trở thành ngành học thu hút, được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Vì là ngành có số lượng sinh viên theo học khá lớn như vậy, song song với đó yêu cầu về năng lực, phẩm chất cũng đánh giá cao hơn.

Những tố chất cần thiết của một nhà quản lý nhân sự triển vọng

Học quản trị nhân lực không hề đơn giản, bởi người học cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện bản thân, phát triển toàn diện kiến ​​thức và kỹ năng. Để biết mình có thực sự hợp với công việc này hay không, Đại học Đông Á liệt kê một số tố chất cần thiết mà nhà quản lý nhân sự tương lai cần có nhé:

Biết lắng nghe, thấu hiểu

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng không chỉ bởi vì giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn mà còn vì nó sẽ bảo đảm việc có được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới. Nhà quản lý nhân sự thành công là người biết đặt mình vào vị trí của người lao động, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp. Khi cởi mở để lắng nghe những gì đang diễn ra xung quanh, bạn có thể phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất về tình hình thực tế của đội ngũ đang quản lý. Bạn có thể biết được liệu nhân viên có đang cảm thấy hoài nghi, thất vọng hoặc họ đang nhiệt tình và nỗ lực để vươn lên. Tất cả các thông tin đó đều xuất hiện xung quanh bạn mỗi ngày. Và quan sát, lắng nghe sẽ giúp bạn có được bức tranh chân thực về nét văn hóa mà bạn đang tạo ra.

Tận tâm với công việc

Cống hiến hết mình, không quản ngại khó khăn, đưa ra những chính sách hợp lý nhất. Một thái độ tận tâm cũng làm tăng uy tín của bạn. Đáng tin cậy, chăm chỉ, và có tổ chức giúp bạn có được một vị thế cao hơn so trong công việc mà mình theo đuổi. Và nếu là một nhà quản lý tận tâm, không chỉ bản thân của bạn có uy tín mà còn giúp cho các đồng nghiệp, đội nhóm phát triển, thành công rất nhiều.

Có tầm nhìn chiến lược

Để làm quản trị nhân sự, bạn phải có tầm nhìn bao quát mọi mặt, mọi lĩnh vực trong công ty. Tầm nhìn đánh giá năng lực mỗi người khác nhau. Không chỉ là một người biết hy sinh và quan tâm đến lợi ích của nhân viên, mỗi người quản lý nhân sự cần phải có một tầm nhìn bao quát về phương hướng, chiến lược phát triển của công ty để can thiệp và tận dụng nguồn nhân lực làm việc một cách hiệu quả nhất. 

Sinh viên sẽ được học gì trong ngành Quản trị nhân lực?

Ngành Quản trị nhân lực không chỉ đơn thuần đào tạo cho người học những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về nguồn nhân lực, xử lý các công việc hằng ngày, nắm bắt mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, triển khai những công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động, các kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, các nguyên lý quản trị kinh tế.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; các kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp/tổ chức như quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị văn phòng, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, khởi nghiệp… 

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về sự liên quan, tương tác giữa con người với cơ cấu của doanh nghiệp. Tập trung nghiên cứu hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa ra kế hoạch, chiến lược hợp lý.

Tại các cơ sở đào tạo ngành Quản trị nhân lực hiện nay, sinh viên được chú trọng đào tạo các kỹ năng, cọ xát trong nhiều môi trường khác nhau. Tại đây, sinh viên được học rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, nghệ thuật lãnh đạo…phục vụ tối đa cho ngành học.

Những vị trí việc làm dành cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp

Có lẽ nhiều người khi chọn chuyên ngành học đều quan tâm nhất đến triển vọng nghề nghiệp sau này của mình. Những ngành dễ tìm việc, môi trường làm việc tốt, lương ổn định (hoặc cao) luôn cạnh tranh hơn những ngành khác.

Một vài vị trí bạn có thể ứng tuyển ngay khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực như:

- Hành chính nhân sự

- Chuyên viên đào tạo nhà tuyển dụng

- Chuyên viên tuyển dụng

- Trợ lý tuyển dụng

Phương thức xét tuyển ngành Quản trị nhân lực tại Đại học Đông Á

Có 2 cách để sinh viên xét tuyển ngành Quản trị nhân lực tại trường ĐH Đông Á, như sau:

+ Xét điểm thi theo tổ hợp môn của Bộ GD &ĐT quy định: A00: Toán, Lý, Hóa; C00: Văn, Sử, Địa; D01: Văn, Toán, Anh; C01: Văn, Toán, Lý

+ Xét kết quả học tập THPT (học bạ): 

-  Xét điểm trung bình 3 năm (5 học kỳ): Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT  ≥ 18.0

- Xét điểm trung bình 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

-  Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT  + Điểm ƯT ≥ 18.0

-  Xét điểm trung bình năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12  + Điểm ƯT ≥ 6.0

Để giải đáp những thắc mắc về: phương thức xét tuyểnđề án tuyển sinh năm 2022 (dự kiến) vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!

Đăng ký trực tuyến tại đây:

 

 

Thông tin liên hệ

Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/daihocdonga/inbox/

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC

NGÂN HÀNG ĐỀ THI

LÝ DO CHỌN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ

CƠ HỘI VIỆC LÀM

SỨC HẤP DẪN NGÀNH ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí