Bạn thuộc tips những người chọn bữa ăn thỏa mãn vị giác, màu sắc hay quan tâm sâu đến những giá trị thực phẩm dinh dưỡng bên trong của từng món ăn?
Hứng thú tìm hiểu hàm lượng acid amin, acid béo, chất khoáng, vi khoáng… và các giá trị lợi ích của từng thực phẩm. Nếu đó là cách bạn quan tâm đến sức khỏe, thì ngành học Dinh dưỡng chính là con đường dành cho bạn. Sẵn sàng trải nghiệm về ngành học thú vị này qua bài viết dưới đây!
Một vài thông tin chung về ngành Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là ngành học khá mới trong lĩnh vực Khoa học Sức khỏe và Y học. Là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời tư vấn đưa ra lời khuyên cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống. Phòng ngừa và khắc phục bằng cách giải quyết những thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng tới thuốc, hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cụ thề.
Tại các trường Đại học, ngành Dinh dưỡng được phân chia thành các nhóm nghiên cứu về:
- Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
- Dinh dưỡng cộng đồng
- Dinh dưỡng học đường
- Dinh dưỡng lâm sàng
Hướng đi nào cho sinh viên ngành Dinh dưỡng sau khi ra trường?
Theo báo cáo mới đây của USNews về xếp hạng vị trí việc làm, cho thấy ngành Dinh dưỡng và sức khoẻ xếp hạng:
# Thứ 21 trong những công việc về chăm sóc sức khoẻ tốt nhất
# Thứ 75 trong những công việc tốt nhất
Theo PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tại Việt Nam để có số lượng cử nhân dinh dưỡng đạt 1 cử nhân/100 giường bệnh (thông tư 18/2020/TT-BYT) thì Việt Nam cần có 2.250 cán bộ dinh dưỡng. Với những con số này cho thấy nguồn lực dinh dưỡng hiện nay vẫn còn rất thiếu.
Vì vậy, cơ hội việc làm luôn rộng mở dành cho sinh viên ngành Dinh dưỡng:
- Các Cử nhân Dinh dưỡng sẽ làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, các phòng khám tư vấn dinh dưỡng và các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở các tuyến trung ương, tỉnh/ thành phố, quận/huyện, xã;
- Tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo nhân lực y tế (hệ thống công lập và ngoài công lập) như đại học Y khoa, đại học Y tế Công cộng, đại học điều dưỡng… và các trường Cao đẳng Y tế…
- Làm việc tại các tổ chức y tế phi chính phủ, các nhà dưỡng lão, các tổ chức xã hội thuộc ngành nghề chăm sóc sức khỏe, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quân đội và công an
- Làm việc tại các viện nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm
- Làm việc tại các trường học bán trú như nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở…
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm và thức ăn công nghiệp, các khách sạn, nhà hàng
- Với trình độ tiếng Anh đạt TOIEC ≥ 450, cử nhân dinh dưỡng có cơ hội đi học và làm việc ở nước ngoài như Nhật hoặc học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
Sẵn sàng trải nghiệm khi trở thành sinh viên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Đông Á
Học ngành Dinh dưỡng tại ĐH Đông Á, bạn sẽ được:
- - Xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng, nhất là các đối tượng cần được chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt.
- - Tổ chức và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và các cơ sở dịch vụ ẩm thực khác.
- - Đánh giá, thiết kế, phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Sinh viên học ngành dinh dưỡng tại Đại học Đông Á sẽ được học theo hướng thực hành ứng dụng. Với chương trình học được xây dựng dựa trên “Mô hình đổi mới chương trình đào tạo chuyên gia dinh dưỡng” nằm trong dự án phát triển nguồn lực dinh dưỡng của Nhật Bản (VINEP). Và sẽ tiếp tục được cải tiến xây dựng bổ sung theo hướng sinh viên thực tập từ năm thứ 3 tại tập đoàn dinh dưỡng Shidax Nhật Bản.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành dinh dưỡng tại ĐH Đông Á còn có cơ hội:
- Được học và làm việc tại Nhật hoặc làm việc tại Shidax Việt Nam với chương trình đào tạo liên kết UDA-Shidax.
- Nhà trường còn hợp tác với Tập đoàn JP Holdings cam kết sẽ tiếp nhận 30-50 sinh viên mỗi năm sang thực tập và làm việc hưởng lương tại Nhật Bản.
Học Dinh dưỡng, bí quyết nào để “chớp” được ưu thế và cơ hội cho tương lai
Nếu yêu thích ngành học này, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang kỹ năng và kiến thức để thật vững vàng để dấn thân vào sự nghiệp. Điều đầu tiên đó là phải nắm được kỹ chuyên môn nền tảng về an toàn thực phẩm, về dưỡng chất, món ăn, thực phẩm dinh dưỡng cân bằng khoa học... Và tại Đông Á, sau khi được tích lũy kiến thức nền tảng, sinh viên sẽ nghiên cứu sâu chuyên ngành: tư vấn học đường, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm… Các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống cũng rất cần thiết. Đó là những kỹ năng mà trong quá trình học thực tế, thực tập tại các cơ quan, bệnh viện mà mình có thể tích lũy được, sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc sau này.
Đào tạo toàn diện, thực tập cùng chuyên gia nổi tiếng, đa dạng cơ hội nghề nghiệp đó là những ưu thế nổi bật của ngành Dinh dưỡng tại Đại học Đông Á.
Hãy nhanh tay chọn Dinh dưỡng tại Đại học Đông Á, cơ hội để bạn trở thành một chuyên gia dinh dưỡng tận tâm, tận tình. Ngành học xét tuyển các tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Anh), D90 (Toán, KHTN, Anh) theo 2 phương thức: xét học bạ THPT và xét theo điểm thi TN THPT.
Đăng ký trực tuyến tại đây:
Xem thêm:
Dinh dưỡng – Ngành học đầy triển vọng trong trong tương lai
Những tố chất, kỹ năng cần có của một chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng - Xu hướng phát triển của xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng