Có thể với nhiều người, ngành dinh dưỡng nghe khá xa lạ, tuy nhiên, những năm gần đây, dinh dưỡng ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Theo báo cáo mới đây của USNews về xếp hạng vị trí việc làm, ngành Dinh dưỡng và sức khoẻ xếp thứ 21 trong những công việc về chăm sóc sức khoẻ tốt nhất; thứ 75 trong những công việc tốt nhất.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tại Việt nam để có số lượng cử nhân dinh dưỡng đạt 1 cử nhân/100 giường bệnh; theo thông tư 18/2020/TT-BYT thì Việt Nam cần tới 2.250 cán bộ dinh dưỡng.
1. Ngành Dinh dưỡng là gì?
Ngành Dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời tư vấn đưa ra lời khuyên cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống. Phòng ngừa và khắc phục bằng cách giải quyết những thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng tới thuốc, hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cụ thề.
Sinh viên theo học ngành Dinh dưỡng sẽ được trang bị mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết, những môn học từ cơ sở đến chuyên môn ngành Dinh dưỡng; tạo tiền đề nền tảng cho ngành Dinh dưỡng mà mình sẽ làm việc sau này. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm trong ngành Dinh dưỡng cũng rất nhiều với mức thu nhập tốt. Bạn có thể làm tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, các bệnh viện, trung tâm y tế có khoa dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở y tế hoặc các trung tâm tư vấn, công ty thực phẩm….
2. Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể đảm nhiệm một trong số những công việc sau sau:
- Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng cộng đồng:
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng có nhiệm vụ giải thích, tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng, nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này. Đồng thời, họ cần lý giải để mọi người biết được: Những thực phẩm không nên phối hợp với nhau. Lượng vitamin, khoáng chất, sắt, canxi… cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó là những nhóm thực phẩm và thực đơn kết hợp để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất đó. Nhóm thực phẩm không nên ăn sống hay không nên đun quá chín. Cách bổ sung vitamin, sắt, canxi… bằng các loại thực phẩm chức năng sao cho hiệu quả. v.v…
Chuyên viên xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo nhu cầu:
Để có thể đảm bảo được yếu tố cả về ngoại hình và sức khỏe thì chúng ta cần phải kết hợp giữa dinh dưỡng và luyện tập. Lúc này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cần vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để: Kiểm tra và đưa ra lời khuyên về cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng khách hàng cụ thể: Khách hàng muốn giảm mỡ – tăng cơ, trẻ em muốn tăng chiều cao, thực đơn dinh dưỡng cho người gầy, thực đơn cho người rối loạn nội tiết, khách hàng đang bị bệnh… Trao đổi các thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân/ khách hàng để có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
Nhân viên y tế học đường
Nhiệm vụ chính của nhân viên y tế học đường là: Lập và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cùng các hoạt động y tế học đường. Tổ chức và quản lý việc khám sức khỏe và theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho học sinh. Theo dõi, phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì… và báo cho cấp trên để có biện pháp cải thiện. Lập hồ sơ y tế cho mỗi học sinh, xây dựng tủ thuốc học đường.
3. Mức lương của nhân lực ngành dinh dưỡng
Tùy vào trình độ và tính chất công việc mà mỗi nghề sẽ có một mức lương khác nhau. Đối với những cử nhân ngành dinh dưỡng mới tốt nghiệp sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng hàng tháng. Với những người đã có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành nhiều năm thì mức lương sẽ khoảng 10 triệu đồng hàng tháng. Những chuyên viên dinh dưỡng sẽ có cơ hội được làm việc tại những cơ sở y tế tốt với mức lương lên tới 15 – 20 triệu đồng hàng tháng.
Ngoài ra với trình độ và kinh nghiệm họ sẽ có cơ hội được mời làm việc tại nước ngoài hay các tổ chức y tế lớn trong nước và thế giới.
4. Tại sao nên học ngành Dinh dưỡng ở ĐH Đông Á?
Tại Đại học Đông Á, SV được tiếp cận chương trình Đào tạo cử nhân Ngành dinh dưỡng theo định hướng thực hành - ứng dụng và nhu cầu nghề nghiệp xã hội cũng như tăng cơ hội hội nhập quốc tế.
Ngay từ năm thứ hai, sinh viên đã được tiếp cận thực hành tại cơ sở thực tập chuyên ngành. Và CTĐT cũng được xây dựng dựa trên “Mô hình đổi mới chương trình đào tạo chuyên gia dinh dưỡng của Nhật Bản” nằm trong dự án phát triển nguồn lực dinh dưỡng (VINEP). Theo đó, sinh viên vừa học lý thuyết vừa thực hành và thực tập tại các cơ sở thực hành.
CTĐT sẽ được chia thành các module với các nội dung chuyên sâu giúp sinh viên tiếp thu kiến thức và nâng cao được kỹ năng trong thực hành nghề nghiệp. Các module bao gồm:
- Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
- Dinh dưỡng cộng đồng
- Dinh dưỡng học đường
- Dinh dưỡng lâm sàng
Với sự thiếu hụt về nguồn lực dinh dưỡng, sinh viên ngành dinh dưỡng tại Đại học Đông Á có cơ hội làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, viện nghiên cứu, và trường mầm non – tiểu học.
Cùng với sự mở rộng hợp tác của nhà trường với các đối tác của Nhật Bản.
Tháng 7 năm 2022, sinh viên Ngành Dinh dưỡng sẽ xuất cảnh sang Nhật với chương trình thực tập sinh hưởng lương tại tập đoàn Musashino- một tập đoàn cung ứng xuất ăn lớn của Nhật. Đây chính là cơ hội để các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu công việc trong tương lai.
5. Phương thức xét học bạ ngành Dinh Dưỡng
- Xét kết quả học tập 3 năm (5 học kỳ)
- Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập kỳ 1 lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập cả năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12 ≥ 6.0
Xem thêm: