Ngày nay, nhu cầu nhân lực ngành Thú Y ngày càng cao, khiến cho ngành này có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, không chỉ đơn thuần chỉ là khám và chữa bệnh cho động vật mà còn có ý nghĩa trong công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và nghiên cứu thú y.
Học Thú y không đơn thuần là khám và chữa bệnh cho động vật
Trao đỏi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phan Thu Thảo - Trưởng khoa Khoa Thực phẩm Trường Đại học Đông Á chia sẻ: "Ngành Thú y có tiềm năng phát triển lớn khi nhân sự công tác trong ngành này đang thiếu hụt một cách trầm trọng. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành Thú y rất rộng mở, sinh viên có thể xin vào làm việc ở phòng khám, trại chăn nuôi, công ty sản xuất và phân phối thuốc, cơ quan kiểm dịch,...

Tiến sĩ Phan Thu Thảo - Trưởng Khoa Thực phẩm Trường Đại học Đông Á
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Thú Y cũng rất lớn, từ 50 - 200 người/năm. Các bạn sinh viên có điều kiện kinh tế và kiến thức nền tảng tốt hoàn toàn có thể khời nghiệp và mở phòng khám riêng nếu có điều kiện".
Nhà tuyển dụng lao động nói gì về ngành Thú y?
Ông Nguyễn Phương Tài Lộc - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, công ty đã kết nối với Khoa Thực phầm Trường Đại học Đông Á được 4 năm. Với rấ nhiều hoạt động cho sinh viên tham gia trải nghiệm như tham quan trang trại, tiếp nhận sinh viên thực tập, tuyển dụng chính thức,...
Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ tài trợ học bổng cho sinh viên và kết hợp với Khoa để tổ chức các chương trình từ thiện. Công ty cũng là đơn vị tham gia khảo sát về việc mở ngành Thú y Trường Đại học Đông Á.
Việc thiếu người theo học ngành Thú y xuất phát từ quan điểm có phần hạn chế về ngành này, cho rằng học ngành Thú y thiếu cơ hội việc làm, hay đơn giản là chỉ xoay quanh việc khám và chữa bệnh cho động vật. Thực tế cho thấy việc làm của ngành Thú y rất đa dạng, có thể kể đến như phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ dinh dưỡng cho vật nuôi. Ngoài ra các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể tham gia các dự án chuyển giao công nghệ.
Có gì đặc biệt khi học ngành Thú y tại Trường Đại học Đông Á
Về chương trình đào tạo ngành Thú y, Tiến sĩ Phan Như Thảo cho biết, Khoa Thực phẩm đang đào tạo Kỹ sư Nông nghiệp, Kỹ sư Công nghệ thực phẩm và Cử nhân Dinh dưỡng. Thú y là ngành quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp vì tham gia vào vấn đề kiểm dịch động vật, đảm bảo chất lượng nông sản như thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,...
Do đó, sinh viên giữa các ngành trong khoa có nhiều cơ hội để trao đổi và giao lưu học thuật, thành lập các câu lạc bộ và tạo mối quan hệ để cùng hợp tác phát triển sau khi ra trường.

Ngành Thú y Trường Đại học Đông Á (Ảnh minh hoạ)
Hiện tại, mô hình đào tạo Khoa Thực phẩm đang thực hiện là "FARM TO FEED" (từ nông trại đến bàn ăn). Có nghĩa là đào tạo theo hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và tạo cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp. Sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế nghề nghiệp ngay từ kỳ đầu của năm thứ nhất và thường xuyên thực hành, thực tập để đạt chuẩn đầu ra.
Chương trình đào tạo ngành Thú y Trường Đại học Đông Á còn tích hợp các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, trí tuệ nhân tạo, quản lý dự án và khởi nghiệp cho sinh viên để khi ra trường các em có thể thích nghi tốt với sự tiến bộ của xã hội.
Trường Đại học Đông Á có học bổng dành cho các tân sinh viên nhập học vào trường từ 3-5 triệu đồng/sinh viên. Học bổng tài năng Hoa Anh Đào dùng để hỗ trợ sinh viên có điểm đầu vào cao so với toàn khoá. Ngoài ra, các bạn sinh viên có thành tích học tập tốt đều được nhận học bổng hằng năm. Đối với các bạn là anh chị em trong gia đình cũng được nhà trường hỗ trợ học bổng.
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/hoc-nganh-thu-y-tai-truong-dai-hoc-dong-a-co-gi-dac-biet-post249956.gd