20 SV xuất sắc ngành Quản trị kinh doanh vừa trải qua một buổi thực hành mô phỏng đàm phán đầy thú vị ở vai trò những nhà quản lý dự án và đại diện chính quyền trong chương trình tập huấn “Thực hành đàm phán quốc tế” vừa diễn ra vào ngày 24/2 tại ĐH Đông Á.
Không còn những giờ học chỉ toàn lý thuyết suông, SV Quản trị kinh doanh ĐH Đông Á đang trải nghiệm những giờ học đầy ắp kiến thức và kỹ năng nhưng đầy sinh động và thú vị.
TS. Nguyễn Yến Chi hướng dẫn tác phong ngoại giao
20 SV xuất sắc ngành Quản trị kinh doanh vừa trải qua một buổi thực hành mô phỏng đàm phán đầy thú vị ở vai trò những nhà quản lý dự án và đại diện chính quyền trong chương trình tập huấn “Thực hành đàm phán quốc tế” vừa diễn ra vào ngày 24/2 tại ĐH Đông Á.
Dưới sự dẫn dắt của GS. Lê Hữu Khóa – Giám đốc ban cao học Châu Á, ĐH Charles de Gaulle. Lille (Pháp) và các giảng viên của ĐH Đông Á, nhiều nội dung gần gũi và thiết thực với SV như: xây dựng dự án, kỹ năng tranh luận–thương thuyết, cách đặt vấn đề, phân tích tình huống, tác phong ngoại giao,… được thảo luận và phản biện tích cực, qua đó tạo cơ hội để các bạn được học hỏi, bồi dưỡng năng lực đàm phán khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học.
Nhiệm vụ của 2 nhóm tại vòng đàm phán chính là tìm hiểu và tiến hành đàm phán liên quan đến chủ đề đặt ra là “đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao chuẩn quốc tế Hilton Resort tại thành phố Đà Nẵng”. Nhóm đại diện tập đoàn KS Hilton mở đầu buổi thực hành đàm phán với phần thuyết trình dự án xây dựng. Mỗi thành viên đóng vai trò là những nhà quản lý lần lượt trình bày các nội dung, ý tưởng của mình về vấn đề cần trao đổi. Nhóm đại diện chính quyền lần lượt đưa ra những vấn đề xoay quanh dự án để cùng trao đổi, đi đến ký kết, thỏa thuận 2 bên.
Tham gia “đàm phán” với vai trò của một Giám đốc khai thác công trình, SV Võ Chiến Hữu – “Sao tháng Giêng 2015” chia sẻ: “Đây là cơ hội để em được thử thách và khám phá năng lực của bản thân cũng như khả năng cộng tác, làm việc nhóm và bổ sung kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe, chia sẻ,…”
Điểm đặc biệt của chương trình tập huấn là tất cả SV, giảng viên tham gia dự nghe đều phải đóng vai trò của những quan sát viên. Sau 2 buổi theo dõi, quan sát kỹ lưỡng quá trình đàm phán của 2 bên, các quan sát viên này đã tích cực, mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân của mình, đưa ra những nhận xét xác đáng để cùng thảo luận và trao đổi.
Nằm trong định hướng đào tạo thực hành gắn kết thực tiễn, những buổi thực hành như thế này đang mang đến những trải nghiệm mới mẻ với SV khi rất nhiều lý thuyết đã được vận dụng vào thực tế, được chia sẻ và lan tỏa đến đông đảo SV, giúp họ củng cố kỹ năng hợp tác, đàm phán và khả năng lãnh đạo; phát hiện những nhân tố xuất sắc làm nòng cốt cho những chương trình thực hành mô phỏng tiếp theo.