Nếu như nhiều năm về trước, hệ thống điện hoạt động theo sự thay đổi của môi trường hay hệ thống robot vận hành toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm vẫn là một giấc mơ xa vời thì ngày nay, tự động hóa kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra sự lột xác ngoạn mục về công nghệ giúp con người biến có thể biến mọi giấc mơ thành sự thật.
1. Ngành tự động hóa là gì?
Theo cách hiểu đơn giản, CNKT Điều khiển và tự động hóa là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế và vận hành hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, thời gian và chi phí.
2. Liệu tự động hóa có thể thay thế hoàn toàn con người trong tương lai?
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và đạt trình độ vượt bậc, robot và learning machine sẽ tham gia sâu hơn vào các hoạt động sản xuất. Sự phát triển này cho phép tự động hóa nhiều hoạt động hơn trong các lĩnh vực như xây dựng. Ngoài ra trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để thiết kế các thành phần trong hoạt động nặng về kỹ sư.
Trong một số ngành khác nhau, các doanh doanh nghiệp hoạt động trên thương mại điện tử cạnh tranh với các nhà bán lẻ truyền thống bằng cách sử dụng tự động hóa vật lý (robot trong kho hàng, nhà máy sản xuất). Với lĩnh vực khai thác mỏ, hệ thống vận chuyển tự động bên trong các mỏ quặng đem lại sự an toàn và hiệu quả hơn so với việc vận hành của con người tạo nên sự thay đổi vượt bậc về năng suất cho sản phẩm.
Có nhiều người cho rằng khi ngày càng nhiều robot, hay trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế được sức lao động con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, Robot chỉ có thể thay thế con người ở những công việc lặp đi lặp lại, còn đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng thì chỉ con người có thể làm tốt nhất. Do vậy, rất cần đến lực lượng lao động được đào tạo bài bản để có thể tận dụng lĩnh vực tự động hóa một cách tối ưu nhất.
3. Học ngành CNKT điều khiển tự động hóa ra làm nghề gì?
Ngành CNKT Điều khiển và tự động hóa là ngành học được đánh giá rất tiềm năng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khá nhiều lựa chọn về cơ hội việc làm, cụ thể:
- Lập trình ứng dụng: Làm việc với các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý CNC, PLC, các bộ điều khiển về lập trình
- Kỹ sư vận hành bảo dưỡng: Sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động
- Kỹ sư vận hành bảo trì: Đảm bảo các quy trình hoạt động của hệ thống điện tử, tự động
- Ký sư thiết kế các hệ thống tự động
- Tư vấn viên: Cung cấp các dịch vụ về giải pháp trong lĩnh vực tự động hóa
- Tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc trường nghề có đào tạo về tự động hóa
Các trường đào tạo ngành CNKT điều khiển và tự động hóa
Hiện nay, các thí sinh có thể chọn cho mình các trường đại học sau:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Điện lực
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đông Á
4. Phương thức xét học bạ vào ngành CNKT Điều khiển và tự động hóa
- Xét kết quả học tập 3 năm (5 học kỳ)
- Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập kỳ 1 lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT ≥ 18.0
- Xét kết quả học tập cả năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12 ≥ 6.0
Xem thêm:
- Tiềm năng phát triển ngành Điều Khiển - Tự Động Hóa
- Máy sát khuẩn tự động do SV năm 2 - ĐH Đông Á - Khoa CNKT Điện Điện tử thực hiện
- Đề án tuyển sinh đại học năm 2022 của Đại học Đông Á Đà Nẵng (Dự thảo)