Thương mại điện tử có phải là ngành học xu hướng?

“Săn sale Shopee”, nhập code để được freeship” hay rẻ hơn hoàn tiền” đang là những từ khóa quen thuộc trong tiêu dùng và mua sắm hàng ngày. Không khó để bắt gặp những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, đợt siêu sale cực khủng hàng tháng trên các sàn khác nhau. Điều đó cho thấy sự trỗi dậy của những ngành liên quan. Cùng tìm hiểu bài viết “Thương mại điện tử có phải là ngành học xu hướng” để nắm bắt những cơ hội việc làm của lĩnh vực này trong kỷ nguyên số hóa nhé.

Thương mại điện tử có phải ngành "XU HƯỚNG"

Tìm hiểu về ngành Thương mại điện tử

Đặc thù của ngành Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh thông qua internet và mạng máy tính, vận dụng thành thạo các ứng dụng, tiện ích công nghệ nhằm tối ưu hóa việc vận hành mua bán trực tuyến của các doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng đặc thù trên, chương trình đào tạo ngành Thương mại điện  tử được xây dựng theo định hướng ứng dụng với năng lực thực hành cao. Sinh viên được giao các dự án cụ thể trong từng môn học, cùng với sự hỗ trợ của giảng viên, nhóm sinh viên sẽ tìm và triển khai các giải pháp để hoàn thành đề án môn học.

Các chuyên môn trong ngành:

  • Marketing trực tuyến: Sinh viên có năng lực ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương  tiện điện từ vào việc nghiên cứu thị  trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, thành thục trong xây dựng chiến lược Marketing online… nhằm đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Kinh doanh trực tuyến: Sinh viên có năng lực tổ chức kinh doanh trên mạng internet, có thể vận thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh. Cụ thể, trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa, khai thác thông tin, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh.
  • Giải pháp thương mại điện tử: Sinh viên có năng lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, có khả năng phát triển hệ thống web thương mại điện tử, gồm quản lý hàng hóa, quản lý giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, quản lý khách hàng… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến thức về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và kinh doanh thông minh.
  • Quản trị thương mại điện tử: Sinh viên có năng lực về quản trị và thực hành marketing điện tử, marketing mạng xã hội, thanh toán điện tử, thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các thiết bị di động, phát triển hệ thống thông tin thương mại điện tử, quản trị tác nghiệp các hỏa động bán lẻ B2C, B2B và chuỗi cung ứng internet, pháp luật thương mại điện tử.
  • Logistics và chuỗi cung ứng số: Sinh viên có năng lực quản trị toàn bộ dòng nguyên vật liệu hàng hóa, tài chính, thông tin nhằm đảm bảo tính liên tục, chất lượng, sự hiệu quả và bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng với sự ứng dụng công nghệ hiện đại và linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng và hội nhập quốc tế sâu rộng.​

Sinh viên ngành Thương mại điện tử ĐH Đông Á tham gia hội thảo ứng dụng công nghệ trong quản lý bán hàng đa kênh

Ngành Thương mại điện tử có dễ kiếm việc?

Chúng ta mất 20 năm cho việc thay đổi thói quen đi chợ sang đi siêu thị nhưng chỉ mất 2 năm để dịch chuyển thói quen từ mua hàng offline sang mua bán online. Thực vậy, mua hàng online đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thương mại. Để duy trì và nâng cao doanh số, buộc các công ty lớn phải bắt kịp xu hướng, nếu không sẽ bị thị trường đào thải nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột này đòi hỏi phải có thêm nguồn nhân lực mới nhanh chóng.

Một minh chứng rõ là năm 2021, bất chấp đại dịch, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á có sự khởi sắc rõ rệt, trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính. Năm 2021 - 2025, tử 13 tỷ USD - 39 tỷ USD. Những con số trên cho thấy ngành Thương mại điện tử có những bứt phá về tốc độ phát triển tại Việt Nam. Những tín hiệu lạc quan ấy là cơ sở để các bạn trẻ vững tin chọn lựa ngành học này.

Chỉ một click chuột, bạn đã có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam tại thời điểm này. Hơn 29.000.000 kết quả với cụm từ “tuyển dụng nhân viên Thương mại điện tử”. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cho ngành này là cực kỳ lớn, dó đó, sinh viên theo học sẽ yên tâm hơn ngay khi ra trường.

Đặc điểm nổi bật khiến giới trẻ chọn học Thương mại điện tử

Ngành học xu hướng: Thương mại điện tử được ví von là ngành học thời thượng, mang tính thời đại cao nên rất khó đi vào cũ kỹ. Học ngành này ít nhất bạn sẽ không lo lắng sau 20 ngành có còn chỗ đứng trong bản đồ việc làm và có cần thiết hay không?

Đại học Đông Á có mạng lưới đối tác rộng lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử

Nhu cầu nguồn nhân lực: Như đã phân tích trên, nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho ngành Thương mại điện tử chưa bao giờ khan hiếm và trở nên thiếu hụt hơn bao giờ hết. Chưa kể đến Việt Nam hiện đang là đất nước có dân số trẻ, do vậy mà nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày tăng cao, có đến 74.8% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Nhiều công ty sản xuất mọc lên như nấm, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành này.

Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: Là công việc của thời đại, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất nên đòi hỏi người làm công việc này cũng không ngừng phát triển, theo kịp sự thay đổi của xã hội và không ngừng học tập mỗi ngày.

Ngành Thương mại điện tử tại ĐH Đông Á có gì?

  • Phù hợp nhu cầu doanh nghiệp: Mỗi năm, ĐH Đông Á luôn cập nhật nhu cầu tuyển dụng, tham vấn ý kiến từ doanh nghiệp để đổi mới chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu hiện nay. Nhà trường thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, sát sao với thực tiễn đảm bảo nền tảng chuyên môn cho sinh viên để các bạn không bị tụt hậu so với thời đại.

ĐH Đông Á thường xuyên  tổ chức các sự kiện với sự tham gia của chuyên gia đầu ngành Thương mại điện tử

  • Module dạy học theo hướng tiếp cận năng lực: Thay vì sinh viên mất tận 3 năm để ôn luyện lý thuyết, ĐH Đông Á đã đổi mới phương pháp giảng dạy. Chương trình đào tạo được tinh gọn mang tính ứng dụng thực tế cao. Sinh viên được thực chiến ngay từ năm 2, có các kỳ thực tập doanh nghiệp và trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp ngay thời điểm đó. 
  • Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm: Đặc thù là một ngành trẻ, luôn bắt kịp xu hướng. Do vậy, đội ngũ giảng viên của trường là các thầy, cô trẻ, nhiệt huyết, có kinh nghiệm trong ngành. Các giảng viên cũng là những người đang làm trong ngành Thương mại điện tử cho nhiều tập đoàn hàng đầu. Từ đó mang lại giá trị thực tiễn cao trong bài giảng và giúp sinh viên dễ hình dung hơn về học phần liên quan.

Đội ngũ giảng viên ngành Thương mại điện tử luôn bắt nhịp xu hướng thị trường

  • Tính kết nối và liên thông: Ngành Thương mại điện tử là ngành học bao hàm cả Sale và Marketing. Do vậy, trong chương trình học có 65% có mối quan hệ mật thiết với Marketing, điều này giúp sinh viên bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực khác.
  • Đầu tư phát triển kỹ năng cho sinh viên: Ngoài việc vững chuyên môn, các kỹ năng mềm luôn là chất xúc tác giúp sinh viên tự tin ứng tuyển ở nhiều vị trí công việc có mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, ĐH Đông Á trau dồi kỹ năng ngoại ngữ thông qua nhiều sự kiện quốc tế, kỹ năng thuyết trình, tranh luận từ nhiều sân chơi học thuật và luôn tạo môi trường mở để sinh viên phát huy hết khả năng của chính mình.

Sinh viên ngành Thương mại điện tử ĐH Đông Á được trải nghiệm nghề nghiệp

Như vậy, với những thông tin thiết thực trên, ĐH Đông Á hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về “ Ngành Thương mại điện tử có phải là ngành học xu hướng?” và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân, Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ Nhà trường các bạn nhé.

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí