Ngành Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu - "miền đất hứa" với cơ hội việc làm rộng mở

Công nghệ thông tin (IT) là lĩnh vực rộng lớn và đang phát triển nhanh. Với sự tăng trưởng mạnh của toàn ngành công nghệ nói chung, có thể nói năm 2020, Việt Nam sẽ được coi là một quốc gia IT của khu vực Đông Nam Á.

CNTT lọt top “ngành học hot nhất" tại Việt Nam trong 10 năm tới

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020 của Bộ TT&TT, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ICT chiếm 91,5%. Cũng theo đó, Bộ TT&TT cũng công bố rằng, doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm 2018 với sự đóng góp của 50.000 doanh nghiệp công nghệ (theo Topdev.vn). Đây là một dấu hiệu đáng mừng giúp Việt Nam tiến gần hơn đến việc trở thành một quốc gia IT có tầm vóc trong khu vực, trở thành điểm đến mới của nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực CNTT như Samsung, NTT, Apple, Microsoft, Sony, Fujitsu, Ricoh …

ĐH Đông Á tập trung đào tạo chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực đang khan hiếm trong lĩnh vực IT tại Việt Nam

Từ những số liệu về thành tựu kinh tế trong lĩnh vực CNTT trên, có thể thấy, để vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn và ĐH Đông Á đã và đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, với thị trường trọng điểm tại VN và các nước trên thế giới. 

Hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực IT rất lớn, theo thống kê của VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT - Phần Mềm đã tăng trung bình 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Riêng tại TP. Đà Nẵng, ngành CNTT được xem là ngành mũi nhọn của TP có hơn 300 doanh nghiệp hoạt động cần hàng ngàn nhân lực trong ngành. Dự báo năm 2020 - 2021, nhu cầu nhân lực IT của Việt Nam từ 350.000 đến 400.000 nhân sự/năm (theo ITviet.com) trong khi đó các trường đào tạo IT cả nước cung cấp chỉ khoảng 50.000 SV ra trường mỗi năm. Với mức tăng trưởng nhân lực hàng năm thấp như nêu trên, nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam đang ở mức báo động. Vì lẽ đó, các bạn sinh viên đạt chuẩn năng lực tại các trường CNTT sau khi tốt nghiệp thường được nhận vào làm việc ngay tại các doanh nghiệp.

Trong nhiều năm qua, ĐH Đông Á đã liên kết rất nhiều công ty trong nước để cung ứng nguồn nhân lực ổn định như FPT Software, Nal Solutions, Orient, Nexle, Digital ship, VNPT, Viettel, CodeComplete, Axon Active, Unitech, Asia tech, Toàn cầu xanh, GameLoft, LogiGear, AsNet, Neolab,...Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực IT rất đa dạng với hơn 30 vị trí khác nhau từ IT Helpdesk, Technical Support, QA Test ...đến Project Manager, Game Developer, Develop Engineer, IT Mananger, CTO, CIO ... mức lương cũng thay đổi từ thấp nhất 369$ đến 5.709 $ (theo Topdev.vn).

ĐH Đông Á ký kết hợp tác chiến lược về đào tạo và cung ứng nhân sự với F-Soft Đà Nẵng

Nal Solutions, Orient Software và Nexle là 3 doanh nghiệp vừa chính thức tham gia ký kết hợp tác đào tạo thực hành, tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu (AI&DS) với Đại học Đông Á

Nhật Bản - hướng hợp tác chiến lược để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, SV làm việc với thu nhập cao

Ngành CNTT đang là “miền đất hứa” với cơ hội việc làm rộng mở - mức lương hấp dẫn không chỉ ở thị trường trong nước với rất nhiều vị trí công việc tại doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mà còn là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản - thị trường chiến lược của Đại học Đông Á những năm gần đây.

Sức hút của thị trường lao động tại Nhật Bản là rất lớn, trong đó phải kể đến các “ông lớn" trong ngành như Sony, Hitachi, Softbank, Fujitsu, Hitachi, DST Software, KDI, Evolable Asia, NTT, Koei Tecmo,...Theo khảo sát của Cơ quan Xúc tiến Công nghệ Thông tin Nhật Bản (IPA), trong 5 năm gần đây, có trên 60% doanh nghiệp Nhật Bản thiếu nhân lực trong lĩnh vực này. Thực tế này khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nhân lực từ các thị trường bên ngoài. Trong đó, Việt Nam là điểm đến ưa chuộng nhất với tỷ lệ 31,5% công ty lựa chọn. Nhằm giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân lực và khai thác thị trường công nghệ thông tin trên 100 tỷ USD này, nhiều doanh nghiệp, trường ĐH tại Việt Nam bắt đầu chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư cầu nối - kỹ sư phần mềm làm việc cho Nhật Bản với mức thu nhập tối thiểu 2.000 USD mỗi tháng. 

Kỹ sư cầu nối là những kỹ sư công nghệ thông tin có khả năng giao tiếp thuần thục tiếng Nhật (trình độ N2). Họ có vai trò quan trọng trong dự án, làm việc trực tiếp với khách hàng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

Trong xu thế đó, ĐH Đông Á đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển đào tạo kỹ sư CNTT gắn với nhu cầu của DN Nhật Bản. Chương trình đào tạo hiện đại cập nhật chuẩn Nhật Bản, đào tạo kỹ sư phần mềm là chủ lực. SV được đào tạo chuyên sâu theo module dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ các giảng viên đầu ngành giàu kinh nghiệm và chuyên gia tại doanh nghiệp.

Ông YAKABE Yoshinori - Trưởng Văn phòng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng đã có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Đông Á. Chuyến thăm này mở thêm rất nhiều cơ hội nối kết, giao lưu văn hóa và phát triển ngôn ngữ, việc làm dành cho sinh viên Đại học Đông Á

Thành lập ngành Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu

Một trong những hướng phát triển nhanh của CNTT là chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu. Các hệ thống thông minh với khả năng xử lý thông tin khổng lồ đang hàng ngày trở thành trợ thủ giúp ích cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc ra quyết định và định hướng kinh doanh, marketing, tuyển dụng, đào tạo, ra chính sách,…

Từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu sẽ giới thiệu và đi sâu nghiên cứu các hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn.

Nắm bắt xu hướng công nghệ trong cuộc CMCN 4.0, ĐH Đông Á thành lập ngành Trí tuệ nhân tạo & Khoa học dữ liệu dưới sự hỗ trợ của ĐH Liège (Vương Quốc Bỉ) và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2019. Ngoài việc hợp tác với các đối tác Nhật Bản để xây dựng chương trình, nhà trường còn tham khảo và hợp tác chương trình CNTT với các đối tác khác như BCIT (Canada), ĐH Liverpool JM (Anh quốc) để nâng cao chất lượng và tiếp cận thị trường IT trên thế giới trong tương lai như Australia, Singapore, Mỹ ,Châu Âu...

Ngoại ngữ được xem là chìa khoá thành công, được các nhà tuyển dụng ưu tiên số 2 sau chuyên môn với đối với kỹ sư IT, có hơn 41 tín chỉ (615 tiết) chính khoá trong 2,5 năm học tại ĐH Đông Á. Đồng thời, nhà trường còn chú trọng tiếng Nhật (bên cạnh tiếng Anh) để SV có thể tiếp cận công việc thuận lợi khi ra trường.

Học CNTT, Trí tuệ nhân tạo & KHDL tại ĐH Đông Á, ra trường có việc làm tốt tại Nhật và Việt Nam.

ĐH Đông Á đã liên kết với hơn 15 Công ty lớn Nhật Bản và các Hiệp hội IT Nhật như Framgia, Evolable, Synapse, Hiệp hội IT Chiba, Global Design IT, Hitachi, Hiệp hội Mã nguồn mở Nhật Bản (JLP), Công ty Hybrid, Intelligence, S2 ... đào tạo nguồn nhân lực IT theo phương thức SV đạt tiếng Nhật N4/N3 được tham gia chương trình thực tập tại Nhật và làm các dự án tại DN một năm, đồng thời học tiếng Nhật đạt N3/N2 để làm việc chính thức sau khi tốt nghiệp. Mỗi năm các DN này tiếp nhận từ 70-90 SV (2021-2022) và từ 90 -130 SV (2023-2025).

Ông Yasunori Shirahata – Chủ tịch Global Design IT và ThS. Lương Minh Sâm – Phó Hiệu trưởng Đại học Đông Á ký kết triển khai chương trình hợp tác thực tập hưởng lương và việc làm cho sinh viên CNTT tại Nhật và Việt Nam

Chương trình internship một năm SV được hưởng lương 1.500-1.700USD/tháng để làm quen với công việc, tham gia các dự án và học tiếng Nhật đạt N3/N2. SV có cơ hội trải nghiệm nền công nghệ IT rất phát triển của Nhật (TP. Tokyo đang hướng tới một Silicon Nhật Bản). Các bạn SV sẽ được nhận làm chính thức với lương từ 2.500-3.000 USD/tháng trong năm đẩu tiên. 

Nếu bạn yêu thích 2 ngành học này, mong muốn trở thành kỹ sư công nghệ tương lai, hãy đăng ký ngay vào ĐH Đông Á theo địa chỉ: https://donga.edu.vn/dangky

Nguồn: Tổng hợp

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí