Mỏi mắt tìm kiếm nhân lực chất lượng cao ngành Nông nghiệp

Việt Nam có hơn 70% số dân làm Nông nghiệp nhưng chỉ đóng góp khoảng 20% GDP, trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, chỉ có 2-4% dân số làm Nông nghiệp nhưng đóng góp đến 40% GDP. Vậy đâu là chìa khóa để mở lối cho Nông nghiệp nước ta?

Tương lai rộng mở cho lao động nông nghiệp có tay nghề

Theo Petro Times, ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ thiếu trầm trọng lao động. Theo đó, đến 2030, dự kiến có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã,  hàng trăm ngàn tổ hợp tác, trang trại…. Vì vậy, sẽ cần 1 lượng lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trên thực tế, Việt Nam hiện có 54 cơ sở đào tạo có liên quan các ngành nông nghiệp, tốt nghiệp hàng vạn cử nhân. “Nhưng so với cầu về số lượng qua đào tạo chưa đáp ứng được, đặc biệt là chất lượng chưa đảm bảo, có đến 25% số cử nhân được đào tạo lĩnh vực nông nghiệp thất nghiệp phải chuyển nghề”, Bộ trưởng  Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Thậm chí, theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.

Học ngành Nông nghiệp ra sẽ làm nghề gì?

Trong tương lai, ngành Nông nghiệp sẽ được tự động hóa toàn diện, áp dụng các mô hình, quy trình canh tác, chăn nuôi để đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải có lao động tay nghề cao, được đào tạo bào bản về nông nghiệp chất lượng cao.

Sinh viên học ngành Nông nghiệp sau khi ra trường sẽ làm các công việc sau:

  • Kỹ sư thực phẩm, làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm với vai trò: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ phòng quản lý chất lượng, cán bộ phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cán bộ điều hành sản xuất.
  • Kỹ sư, làm việc tại các công ty kinh doanh thiết bị, hóa chất, bao bì, phụ gia và hương liệu thực phẩm.
  • Kỹ sư thực phẩm, làm việc tại các trung tâm đo lường và kiểm định chất lượng, cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Kỹ sư, làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng Thành phố, Quận, Huyện
  • Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn.
  • Cán bộ Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Vi sinh, Kiểm định hàng xuất nhập khẩu…

Nên học ngành Nông nghiệp chất lượng cao ở đâu? 

Được đánh giá là một trong những ngành học đầy triển vọng, Nông nghiệp chất lượng cao là ngành thu hút rất nhiều sự quan tâm đầu tư của trường Đại học Đông Á.

Với mục tiêu cung cấp cơ hội việc làm cho sinh viên, đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nguồn lao động chất lượng cao được đào tạo bài bản, điều này hứa hẹn sẽ giúp giải quyết được bài toán khan hiếm nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp trong tương lai gần.     

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí