Mô hình Nhật Bản trong đào tạo nhân lực Dinh dưỡng tại ĐH Đông Á

Tính đến thời điểm này, Đại học Đông Á là trường thứ 4 trong cả nước đủ điều kiện đào tạo cử nhân dinh dưỡng nhằm đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dinh dưỡng cung cấp cho các cơ sở y tế và cộng đồng các tỉnh trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Với nỗ lực này, Đại học Đông Á đang góp phần đẩy mạnh hệ thống dinh dưỡng Việt Nam.

Dinh dưỡng: Quen hay lạ?

Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt vấn đề ăn uống ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý. Dinh dưỡng sao cho đúng, sao cho đủ, sao cho phù hợp với từng lứa tuổi với tình trạng sinh lý, bệnh lý... luôn là một vấn đề được quan tâm trong xã hội hiện đại.

Trên thực tế mỗi ngày chúng ta đều đặt ra câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng mà không hề hay biết. Bạn có biết bạn nữ nào e ngại về ngoại hình mập mạp của mình tìm đủ cách giảm cân không, hay là một anh chàng nào ngày ăn bốn bát cơm mà mãi vẫn cứ gầy, lướt bảng tin facebook có tin tức về ngôi sao A vì giữ dáng nhịn ăn phải nhập viện không, hay ngay bên bạn từng có người nhà đau ốm chưa, khi ấy bạn đã tìm hiểu chăm sóc bữa ăn người ốm như thế nào, liệu bệnh của người ấy có ăn được cái này, phải kiêng cái kia chưa. Bạn có đứa cháu lên 3 mà cái răng nào cũng sún, men răng hỏng hết và toàn trách yêu tại cháu ăn bánh kẹo ngọt nhiều quá đấy không? Hay bạn có nghe mẹ nói hôm nay ăn gì được nhỉ, hay nghe mẹ phàn nàn dạo này thực phẩm không được “sạch” cho lắm chưa?Ai cũng đặt câu hỏi về dinh dưỡng nhưng chẳng mấy ai có được câu trả lời thích đáng và khoa học.

Ngành học cho nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội

Theo kết quả điều tra tại các tỉnh thành cho thấy, hơn 3/5 số khoa Dinh dưỡng tại các bệnh viện không có cán bộ có trình độ đại học. Hơn 1/4 khoa Dinh dưỡng không có cán bộ trung cấp. 74,5% cán bộ không được đào tạo về chuyên ngành dinh dưỡng, số được đào tạo về dinh dưỡng chỉ chiếm 25,5% với hình thức tập huấn ngắn hạn không chính quy.

Thực trạng hiện nay, số lượng các cán bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về dinh dưỡng còn rất ít. Tình trạng thiếu vi chất, suy dinh dưỡng vẫn tồn đọng trong cộng đồng, tình trạng béo phì, nhất là ở lứa tuổi học đường đang ở mức báo động. Điều này cho thấy nước ta còn đang chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Bên cạnh đó vấn đề dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế như không được nuôi ăn theo chế độ bệnh lý, bữa ăn không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… dẫn đến tình trạng suy mòn, chậm phục phục hồi, thời gian nằm viện kéo dài, kéo theo gánh nặng kinh tế.

Các tiến sĩ dinh dưỡng là giảng viên Đại học Đông Á đang trao đổi chủ đề “Dinh dưỡng để phát triển chiều cao tối ưu cho người Việt Nam” trên đài truyền hình

Nếu tính theo tỷ lệ 2 cán bộ dinh dưỡng/100.000 dân như của Malaysia thì Việt Nam cần có 2.000 cán bộ dinh dưỡng. Để có số lượng cử nhân dinh dưỡng tiết chế đạt 1 cử nhân/100 giường bệnh như của Nhật Bản thì Việt Nam cần có 2.250 cán bộ dinh dưỡng tiết chế. Chưa tính đến cán bộ dinh dưỡng ở cộng đồng, trong mảng dịch vụ thực phẩm, học đường,…

Tính đến thời điểm này, Đại học Đông Á là trường thứ 4 trong cả nước đủ điều kiện đào tạo cử nhân dinh dưỡng nhằm đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dinh dưỡng cung cấp cho các cơ sở y tế và cộng đồng các tỉnh trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Với nỗ lực này, Đại học Đông Á đang góp phần đẩy mạnh hệ thống dinh dưỡng Việt Nam.

Mô hình Nhật Bản trong đào tạo nhân lực Dinh dưỡng tại ĐH Đông Á

Từ năm 2015, Dự án Phát triển nguồn lực dinh dưỡng của Nhật Bản (viết tắt là Dự án VINEP) do Viện Dinh dưỡng quốc gia chủ trì đã gửi các giảng viên của Viện và các trường đại học có tham gia đào tạo về dinh dưỡng đi Nhật Bản học tập “Mô hình đổi mới chương trình đào tạo chuyên gia dinh dưỡng năm 2015” của Nhật Bản.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng là Giảng viên Đại học Phụ nữ Kyoto, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhật Bản, 
đại diện Dự án VINEP của Tập đoàn Ajinomoto, Giám đốc Trung tâm đào tạo Viện Dinh dưỡng Việt Nam
cùng đại diện Trường Đại học Đông Á đi thăm và khảo sát Khoa Dinh dưỡng bệnh viện C Đà Nẵng để lựa chọn cơ sở thực hành cho SV

Trong mô hình này, chương trình đào tạo được chia thành các lĩnh vực chính là: Dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế, truyền thông giáo dục dinh dưỡng nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng cộng đồng và quản lý bữa ăn học đường.

Nội dung chính và mang tính cách mạng nhất đó là đưa Quy trình chăm sóc dinh dưỡng (Nutrition Care Process) theo chuẩn quốc tế vào nội dung giảng dạy dinh dưỡng. Cụ thể, khi trở thành chuyên gia dinh dưỡng, họ phải đánh giá tình trạng dinh dưỡng của tất cả những người sống trong xã hội, từ trẻ em đến người già, cả người khỏe mạnh đến người đau ốm bệnh tật để chẩn đoán dinh dưỡng liên quan tới những thách thức với sức khỏe, dinh dưỡng và thói quen ăn uống của cá nhân, của từng nhóm đối tượng và của cộng đồng, phối hợp và hợp tác với nhiều cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch can thiệp về dinh dưỡng, triển khai, theo dõi và đánh giá có hiệu quả.

Với những ưu điểm và sự phù hợp tình hình thực tế ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Dự án VINEP đã áp dụng mô hình này của Nhật Bản để xây dựng chương trình đào tạo hệ cử nhân đại học dinh dưỡng, mà ngành Dinh dưỡng - Đại học Đông Á Đà Nẵng là một trong những thành viên tích cực của Dự án VINEP.

Các Giáo sư, Tiến sĩ dinh dưỡng đến từ Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng Việt Nam cùng với các giảng viên Đại học Đông Á trong dự án VINEP

Sinh viên ngành Dinh dưỡng học gì?, thực hành nghề nghiệp ở đâu?

Sinh viên Cử nhân Dinh dưỡng được trang bị đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tất cả SV đều được thực hành ở các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố dưới sự hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và tâm huyết như TS.BS Vũ Thị Bắc Hà – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Trung ương Huế, PGS.TS. Hà Anh Đào – Chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, TS.BS Phạm Hoàng Hưng – Nguyên giám đốc Trung tâm Nhi Khoa Bệnh viện Trung Ương Huế, phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Chuyên gia dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam và các PGS,TS, BS khác có kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp và uy tín trong cả nước cùng với các giảng viên đến từ Nhật Bản trong Dự án VINEP…

Cử nhân Dinh Dưỡng thực tế là làm gì, ở đâu?

TS.BS Vũ Thị Bắc Hà ví von, Dinh dưỡng chính là ngành học đầy cơ hội và thách thức dành cho những bạn sinh viên đam mê và đủ can đảm để “giải bài toán” về hệ thống dinh dưỡng Việt Nam hiện tại và tương lai.

Là thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Là truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật. Là xây dựng qui trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện. Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể. Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.Bên cạnh hướng đi theo khối lâm sàng tại bệnh viện, cử nhân Dinh dưỡng còn có thể làm tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trung tâm tư vấn dinh dưỡng, các cơ sở sản xuất và phân phối thực phẩm, các cơ sở cung cấp thực phẩm, trường học…

Một số giảng viên khoa dinh dưỡng Đại học Đông Á cùng sinh viên trong hội thảo Dinh dưỡng hợp lý với sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật

Làm sao để trở thành tân sinh viên ngành Cử nhân Dinh dưỡng trường Đại học Đông Á?

Năm 2018, Trường ĐH Đông Á tuyển sinh ngành Cử nhân Dinh dưỡng theo 02 phương thức: Xét tuyển theo học bạ THPT với Điểm TBC lớp 12>=6.0 và Xét tuyển theo kết quả thi THPT QG 2018. Nhà trường khuyến khích thí sinh nên đăng ký cả 2 phương thức để mở rộng cơ hội trúng tuyển Đại học.

Link đăng ký trực tuyến: http://tuyensinh.donga.edu.vn/

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí