Liệu ngành Luật kinh tế có còn chỗ đứng trong thị trường việc làm?
Thời đại 4.0, khi nhu cầu nhân lực ngành công nghệ, kỹ thuật đang chiếm lĩnh thì nỗi băn khoăn của các sĩ tử ngành khoa học xã hội cũng theo đó tăng cao.
Nhu cầu nhân lực hiện nay?
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ năm 2017 đến năm 2020, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Những năm sau, nhu cầu nhân sự trong ngành Luật sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Trong bối cảnh hội nhập, khi các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp cần hơn bao giờ hết những luật sư, cố vấn luật hay chuyên viên luật trong lĩnh vực kinh tế thì sinh viên ra trường không còn bị giới hạn về cơ hội việc làm trong phạm vi các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước, như trước đây nữa.
Luật Kinh tế đào tạo gì để khẳng định chỗ đứng trong thời đại 4.0?
Sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được đào tạo bài bản về Luật hành chính, luật dân sự, luật tài chính, đầu tư, luật hợp đồng, luật tài sản, kinh doanh quốc tế…do đó, sinh viên ra trường có thể tự tin sử dụng trong quá trình thực hành nghề nghiệp, đặc biệt, nếu tiếng anh chuyên ngành tốt, sinh viên ngành luật kinh tế hoàn toàn có cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế, trở thành các Luật gia, trọng tài viên, nhà hòa giải chuyên nghiệp với những mức lương vô cùng hấp dẫn.
Bạn sẽ là ai sau khi tốt nghiệp Luật kinh tế?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật kinh tế có thể tự tin đảm nhiệm các vị trí công việc như tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhà báo, cán bộ chuyên trách trong các đơn vị, cơ quan nhà nước, luật sư hoặc hoặc nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Ngành này học ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều trường xét tuyển đại học ngành Luật kinh tế như ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP.HCM, Đại học Đông Á… tuy nhiên, rất nhiều bạn đã chọn thành phố Đà Nẵng xinh đẹp để gửi gắm tương lai của mình.
Với ưu thế đào tạo thiên về kĩ năng thực hành, tại trường Đại học Đông Á, sinh viên ngành Luật kinh tế không những được trang bị sâu về kiến thức về luật và lĩnh vực kinh tế, được lĩnh hội đầy đủ các kỹ năng quan trọng như: giải quyết tranh chấp hợp đồng; tranh tụng tại tòa án, trọng tài thương mại quốc tế; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng; tư vấn các trình tự, thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; mà còn được thực tập thực tế tại các đơn vị, cơ quan chức năng trong ngay tử năm thứ 2 …nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp khi ra trường.
Để thành công, không chỉ cần đam mê, mà còn cần sự kiên định theo đuổi đam mê và cả sự nỗ lực. Hy vọng, các bạn sẽ luôn giữ vững niềm tin với lựa chọn của mình trong mùa tuyển sinh đại học sắp tới và vững tâm hơn trên con đường nghề nghiệp tương lai.