Học Giáo dục mầm non tại Đông Á có gì khác?

Thời gian gần đây, ngành giáo dục mầm non đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Giáo dục mầm non là ngành đang có nhu cầu về nhân lực cao, đang chiếm sự quan tâm không hề nhỏ trong thời gian gần đây và thu hút được rất nhiều tân sinh viên đăng ký xét tuyển.

Nghề sư phạm người ta hay gọi bằng cái tên khác là nghề “trồng người”, đặc biệt chú trọng hơn nữa là nghề giáo viên mầm non khắt khe trong việc đào tạo chuẩn mực đạo đức của nghề. Đây chính là những người đặt những viên gạch đầu tiên đề hình thành nhân cách và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ sau này.

Học Giáo dục mầm non tại Đại học Đông Á có gì khác?

Hiện tại có một số bạn thí sinh thắc mắc là nên chọn trường nào để theo đuổi nghề giáo dục mầm non. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt khi học ngành Giáo dục mầm non tại Đại học Đông Á và các trường khác thông qua chương trình đào tạo; cơ hội nghề nghiệp nhé!

Chương trình đào tạo

* Tại Đại học Đông Á để đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như chọn lọc những tinh hoa cho ngành thì thí sinh cần trải qua kỳ thi năng khiếu của trường.

* Phương pháp giảng dạy của trường chú trọng thực hành, hình thành kỹ năng và hướng đến sự phát triển năng lực cá nhân

* Chương trình đào tạo ngành Sư phạm có tới 70% học thực hành và đặc biệt Khoa có các chương trình ứng dụng thực tế cho phép sinh viên có thể thực hành tại hệ thống trường song ngữ Sakura Olympia, song song với các đợt thực tập tại các tổ chức giáo dục trong cả nước.

(Hệ thống trường mầm non song ngữ SAKURA OLYMPIA của trường Đại học Đông Á)

* Ngoài ra, khoa sư phạm liên kết đào tạo với ĐH Quốc tế KiBi Nhật Bản theo phương thức hợp tác: 1+1+3

  • 1 năm hoàn thành 30 tín chỉ tại ĐH Đông Á
  • 1 năm học tiếng Nhật
  • Từ năm 3, nếu có nguyện vọng sinh viên đạt trình độ Nhật ngữ tương đương N3 sang Nhật học chuyên ngành, thực tập nghề nghiệp và nhận bằng cử nhân của trường Đại học Quốc tế Kibi

Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận nghề theo hướng tư duy độc lập, sáng tạo. Về kiến thức, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về khả năng lý luận. Về kỹ năng, sinh viên biết phân tích chương trình giáo dục mầm non, cập nhật và vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục mới vào thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non nhiều hơn. Do đó, khi ra thực tế, người giáo viên mầm non với trình độ cử nhân sư phạm có khả năng lý giải được những hành vi, thái độ của trẻ… tự rút kinh nghiệm và hướng xử lý phù hợp.

Đánh giá cao vị trí và vai trò quan trọng của ngành giáo dục mầm non, căn cứ thông tư quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành năm 2018 Đại học Đông Á đã xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của các giáo viên mầm non tương lai. Trên cơ sở đó trường đã thực hiện:

  • Lồng ghép các nội dung về chuẩn mực phẩm chất nhà giáo trong quá trình sinh viên học tập tại trường cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích rèn luyện đạo đức của người giáo viên mầm non; tạo dựng phong cách nhà giáo.
  • Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp một số phương pháp giảng dạy Steam, Montessori, Steiner, phương pháp Đan Mạch…, với phương châm sinh viên sau khi tốt nghiệp nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật chương trình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức thực tập các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non tại hệ thống trường mầm non Sakura của trường.
  • Xây dựng lộ trình học ngoại ngữ, tin học để sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Giáo dục mầm non

Do thời gian học lâu hơn so với hệ Cao đẳng, được học nhiều kiến thức và trau đồi nhiều kỹ năng nên sinh viên tốt nghiệp đại học ngành này ngoài việc trở thành cô giáo mầm non ở các loại hình trường mầm non khác nhau còn có thể làm việc ở các lĩnh vực sau:

  • Trở thành giáo viên mầm non đảm trách chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, tạo hình, múa); hoặc làm giáo viên ở khoa sư phạm mầm non của các trường trung cấp, cao đẳng.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý như các Sở, Phòng Giáo dục tại các Địa phương trong cả nước
  • Làm tại các tổ chức, trung tâm trong nước và quốc tế về giáo dục...
  • Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.

Cơ hội việc làm khi học tại Đại học Đông Á

  • Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại hệ thống trường song ngữ liên cấp SAKURA OLYMPIA thuộc ĐH Đông Á ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk,… các trường mầm non, tiểu học trong nước và quốc tế.
  • Cơ hội thực tập hưởng lương tại Nhật Bản lương cao.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn tìm hiểu thêm các thông tin giúp bạn tự tin hơn với quyết định của mình khi xét tuyển đại học trong mùa tuyển sinh sắp tới.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tuyển sinh đại học các ngành tại mục tin tức tuyển sinh.

Đăng ký trực tuyến tại đây:

Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây:

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí