Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua "người thật, việc thật"

Nhắc đến Quản trị kinh doanh sẽ dễ khiến người nghe hiểu lầm về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, bởi có thể vì tên ngành khá trừu tượng và chung chung so với nhiều ngành nghề khác. Nếu đang mơ hồ khi nghĩ về con đường sự nghiệp sắp tới thì mời bạn tìm hiểu bài viết “Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật” để chắc chắn hơn với lựa chọn của mình.

Hiểu về ngành Quản trị kinh doanh 

Quản trị kinh doanh là ngành có nội dung luôn gắn liền với môi trường kinh doanh mà môi trường kinh doanh này luôn chịu ảnh hưởng bởi xu hướng toàn cầu. Người học ngành này luôn cảm thấy mình phải cập nhật thích ứng với những thay đổi của thế giới và sẵn sàng gia nhập, khởi nghiệp vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Các chuyên môn trong ngành

  • Nghiên cứu thị trường: Người học am hiểu sự biến động của thị trường, tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trong thị trường biến động, lên kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp đó, hoặc ý tưởng phát triển một sản phẩm mới, quan sát, nghiên  cứu tác động của thị trường lên sản phẩm hành vi người tiêu dùng đón nhận sản phẩm để lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm đó.
  • Nghiệp vụ Marketing: Học cách xây dựng chiến lược Marketing về sản phẩm gồm: chất lượng giá, hoa hồng, phân phối; lập được mục tiêu truyền thông, kế hoạch truyền thông nhất là trên nền tảng xã hội; phân tích được các mô hình thương mại điện tử phổ biến; lên kế hoạch được buổi giới thiệu sự kiện ra mắt sản phẩm để truyền thông.
  • Nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ bán lẻ: Chiến lược bán hàng gồm chiến thuật đàm phán để đạt được mục tiêu trong đàm phán; các cách thức chăm sóc khách hàng hiệu quả; vận dụng được phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty; xác định phương pháp, tiêu chí đánh giá khu vực kinh doanh thương mại.
  • Kinh doanh Logistics: Người học am hiểu về cảng và kho bãi; đề xuất các phương án kinh doanh phù hợp với từng loại hình kinh doanh logistics; vận dụng được phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty.
  • Quản trị doanh nghiệp: Biết cách xây dựng văn hóa tổ chức; phân tích được quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ; lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho công ty; vận dụng các kiến thức cơ bản của quản trị chiến lược trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định trong kinh doanh; vận dụng các kiến thức để điều hành quản lý các nhóm làm việc hoặc doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đảm nhiệm vị trí nào?

Tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã làm nên sức hút của nhóm ngành Quản trị. Bắt nhịp cùng dòng chảy thị trường, Quản trị kinh doanh đứng đầu TOP ngành học thời thường và trở nên khát nhân lực hơn bao giờ hết. Theo Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2023 - 2027, riêng TPHCM cần khoảng 370.000 vị trí việc làm cung ứng cho ngành Quản trị kinh doanh, do vật cơ hội việc làm dành đến các bạn trẻ luôn rộng mở.

Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật việc thật

Hội thảo kinh doanh số và cơ hội việc làm cho sinh viên

Có rất nhiều bạn trẻ mơ hồ về câu chuyện được truyền tai nhau khi nói đến Quản trị kinh doanh: học ngành này ra làm sếp. CEO, quản lý công ty… Sự thật thì ngành Quản trị kinh doanh được ví là ngành của mọi ngành, phạm vi tương đối rộng, sinh viên ngay khi tốt nghiệp được làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau: từ kinh doanh, quản lý sản xuất, tiếp thị marketing đến hỗ trợ giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…

Sinh viên tốt nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức kinh tế lẫn kỹ năng kinh doanh, lãnh đạo thì hoàn toàn có khả năng trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành, giám đốc chuỗi cung ứng, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh… hoặc tự khởi nghiệp, lập công ty điều hành và làm giàu cho chính mình.

Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật tại ĐH Đông Á

Với một ngành học có nhiều “ẩn số” mà chỉ có người đã trải qua mới hiểu, cùng lắng nghe nhiều hơn các chia sẻ từ “con nhà nòi” của một trường thế mạnh đào tạo ngành này.

  • Ngành Quản trị kinh doanh có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh là một trong số ngành hấp dẫn thí sinh theo học nhiều nhất. Đối với ngành, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thăng tiến phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng, hiệu quả đầu ra công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Nói như vậy để giúp bạn thấy rằng, bất kỳ lộ  trình nghề nghiệp nào cũng qua khổ luyện, học hỏi và rèn giũa mỗi ngày, từ đó giúp bạn linh hoạt hơn trong mọi tình huống, hiểu rõ mục tiêu bản thân đang hướng đến.

Vì vậy, để biến những tiềm lực nội tại thành điểm mạnh, tại ĐH Đông Á, sinh viên luôn được tạo điều kiện tối đa để phát triển kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thông qua các chương trình thực tế, giao lưu văn hóa, workshop… cùng người thầy doanh nghiệp bên cạnh kiến thức nền tại được lĩnh hội tại Trường.

  • Công việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo

Thoạt nghe qua bạn sẽ cảm nhận Quản trị kinh doanh chỉ gói gọn trong công việc lặp đi lặp lại, dễ gây nhàm chán và không có đất cho sự sáng tạo. Thực chất lại không hề như vậy, có rất nhiều chuyên ngành nhỏ bên trong nên Quản trị kinh doanh vẫn rất màu mỡ để bạn khám phá và phát triển bản thân. Vốn dĩ kinh doanh là một hoạt động luôn cần sự đổi mới và linh hoạt qua từng ngày, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì thế, mỗi một sinh viên theo đuổi ngành này đòi hỏi phải biết cách tự khai phá chính mình, luôn tìm được cái mới trong phương thức làm việc, sáng tạo, cải tiến và đảm bảo hiệu suất công việc.

Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thậtHiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật

Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật

Sinh viên ĐH Đông Á thể hiện bản lĩnh tại các cuộc thi

Đại học Đông Á là môi trường giáo dục mở, đòi hỏi sinh viên ngành phải luôn không ngừng đổi mới, năng động để khai phá tiềm năng bản thân và rèn giũa mỗi ngày. Liên tục các cuộc thi với quy mô trong và ngoài nước được diễn ra, tạo sân chơi để sinh viên được vận dụng kiến thức đã học vào mô hình thực tế. Bên cạnh đó, mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn, đặc biệt là Nhật, các bạn có cơ hội tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại Nhật, học hỏi kinh nghiệm, tác phong làm việc nước ngoài để phát triển nhiều hơn.

  • Quản trị kinh doanh không phải ngành học dành cho sếp, CEO

Có lẽ đây là một hiểu lầm vô cùng lớn, cụm từ “quản trị” khiến dân ngành lầm tưởng những vị trí cấp cao hơn. Tuy vậy, bạn luôn nhớ một điều rằng, không có doanh nghiệp nào tuyển sinh viên vừa tốt nghiệp cho một vị trí quản lý cấp cao cả. Bản thân mỗi người đều phải chập chững vào nghề, trau dồi kỹ năng và luôn nâng cấp bản thân mỗi ngày để tìm kiếm vị trí công việc phù hợp nhất với mình. Vị trí cao sẽ dành cho người thật sự có năng lực và sự cống hiến nhất định cho doanh nghiệp.

Ở ĐH Đông Á, ngay từ những năm đầu, sinh viên đã được bổ trợ kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, đàm phán thương mại, xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Các bạn còn được trang bị tư duy logic, sự nhạy bén trong kinh doanh, để tự tin và sẵn sàng đón nhận thách thức cho nghề nghiệp tương lai sau này.

Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật

Đại học Đông Á mở rộng mạng lưới ký kết doanh nghiệp

Như vậy, qua bài viết “ Hiểu thêm ngành Quản trị kinh doanh qua người thật, việc thật” đã giúp bạn có những nhận định đúng đắn về ngành. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với Trường Đại học Đông Á các bạn nhé.

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí