7 Bí kíp vàng “rinh” điểm cao thời đại học

Bước vào giảng đường đại học, nhiều sinh viên cứ nghĩ sẽ thảnh thơi hơn thời THPT và không ít người mang tâm thế học đại học như học... đại. Đây là một “hồi chuông” cảnh báo cho các bạn sinh viên. Lờ là sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hãy cùng Đại học Đông Á giữ trọn 7 bí kíp vàng giúp rinh điểm cao thời đại học nhé!

1. Tham gia học đầy đủ

Học đầy đủ giúp bạn không bị lỡ mất những kiến thức quan trọng mà giảng viên truyền đạt

2. Tìm những người cùng chí hướng

Học đại học không phải cái gì bạn cũng biết, và bạn bè sẽ là người nói cho bạn những điều bạn chưa biết. Bạn bè sẽ là người học chung với bạn, chơi chung với bạn và phát triển cùng bạn. Hãy nhớ “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

3. Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình

Nếu có cơ hội, bạn nên xung phong phát biểu. Mỗi lần như vậy, thầy cô sẽ đánh một dấu “+” vào tên bạn trong danh sách lớp. Đó là những điểm vừa đáng quý lại còn dễ dàng lấy được.

Những điểm cộng này sẽ làm giảm bớt áp lực thi cử của bạn. Không những vậy, mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.

4. Tạo cho mình tậm trạng tốt ngay khi bắt đầu học

Khi đã ngồi vào bàn học thì phải đảm bảo đầu óc thật tập trung, không được chú ý đến những chuyện ngoài lề, không liên quan nữa.

Tạo cho mình sự thích thú đối với môn học, muốn tìm hiểu và nghiên cứu nó. Như vậy sẽ dần tạo cho mình cảm giác thích học và tiếp thu tốt hơn.

5. Học ngay từ những bài học đầu tiên

Bắt đầu học ngay từ những bài học đầu tiên, không được chờ tới ngày gần thi mới bắt đầu học, lúc đó thời gian ít mà môn học nhiều thì sẽ ép mình nhồi nhét kiến thức, học không hiệu quả, áp lực, dễ bị căng thẳng và hại sức khỏe mà kết quả đạt được không cao.

6. Sắp xếp thời gian học hợp lý

Đặt mục tiêu cho bản thân để đạt tới: hôm nay phải làm xong bài tập môn đó, phải học thuộc nội dung nào đó. Và luôn cố gắng quyết tâm để đạt mục tiêu đã đề ra.

Khi học không nên chỉ tập trung học một môn trong thời gian dài như thế sẽ không hiệu quả, mà phải học 2 hoặc 3 môn trong khi học, đổi môn sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn, thường là chèn một môn lý thuyết và một môn giải bài tập.

Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải thư giãn, ví dụ như học một giờ thư giãn một lần như là nghe nhạc khoảng 15 phút, hay làm những gì mình thích…. Thư giãn sẽ giúp đầu óc không căng thẳng, khi đó học sẽ tiếp thu tốt hơn.

7. Tham gia hoạt động phong trào

Chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện, của nhà trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm. 

Trường Đại học Đông Á có hơn 2 câu lạc bộ cho bạn đăng ký tham giá đó!

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn học tập và có kết quả tốt thời sinh viên để ghi dấu ấn cho các nhà tuyển dụng sau này nhé!

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí