5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính

Giáo sư John Vũ tác giả cuốn “Bước ra Thế giới” đã có lời khuyên cho sinh viên rằng: “Muốn lương cao mà không sợ thất nghiệp hãy chọn khoa học máy tính”. Kỹ thuật máy tính đã trở thành ngành học hấp dẫn và mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt cho các tín đồ mê công nghệ. Vì thế, ngày càng nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng nói như vậy không phải ai cũng hiểu tường tận về ngành học này. Cùng giải mã 5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính ngay sau đây nhé!

5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính là gì?

Kỹ thuật máy tính là ngành học liên quan đến thiết kế, phát triển và ứng dụng các công nghệ liên quan đến máy tính. Ngành học còn có sự kết hợp giữa kiến thức Điện - điện tử và công nghệ thông tin, tập trung nghiên cứu cách xây dựng và phát triển thiết bị cho sự hoạt động của nhiều thiết bị cứng. Các học phần chính trong ngành Kỹ thuật máy tính là lập trình, hệ điều hành, mạng máy tính, quản lý dự án phần mềm, công nghệ web, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, học máy và an ninh mạng. Kỹ thuật máy tính phủ sóng ở nhiều lĩnh vực từ giáo dục, nghiên cứu đến thương mại, công nghiệp, cung cấp kỹ thuật, thiết bị cho việc phát triển ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.

05 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là nền tảng phát triển cho nhân tài công nghệ nhưng đâu đó vẫn bị hiểu lầm như chỉ liên quan đến lắp ráp máy tính, đến lập trình phần mềm trên máy dẫn đến những quyết định sai lầm của các bạn trẻ. 

Kỹ thuật máy tính chuyên sửa chữa máy tính

Dĩ nhiên là không! Sinh viên học ngành Kỹ thuật máy tính ngay khi ra trường sẽ đảm nhiệm nhiều vị trí: lập trình viên chuyên về phần mềm tin học máy tính, công nghệ thông tin; chế tạo các thiết bị phần cứng; chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển trong nhiều dự án; làm việc trong các công ty phần mềm lẫn phần cứng, là cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường Đại học, viện nghiên cứu, các công ty trong nước và quốc tế với mức lương hậu hĩnh, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Kỹ thuật máy tính chuyên đào tạo những kiến thức và ứng dụng máy tính

Không hẳn vậy! Kiến thức mà sinh viên Ngành học được không chỉ dừng ở việc được cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật máy tính mà còn được đào tạo kỹ năng thiết kế, xây dựng, phân tích hệ thống phần cứng lẫn phần mềm trong các lĩnh vực như hệ thống nhúng, hệ thống điện – điện tử, kỹ năng tham mưu - tư vấn, thiết kế vi mạch, công nghệ robot, và điều khiển tự động.

5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính

Sinh viên ĐH Đông Á trải nghiệm thực tập tại doanh nghiệp

Bên cạnh đó, sinh viên khi trở thành chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ, am hiểu chuyên ngành, có khả năng làm việc nhóm hay độc lập được học lên với các trình độ cao hơn, lộ trình nghề nghiệp vì thế mà rộng mở hơn rất nhiều.

Học Kỹ thuật máy tính chỉ cần trau dồi kiến thức chuyên môn

Để đánh giá một ứng viên năng lực chỉ cần thông qua kiến thức chuyên môn, tiêu chí đó đã trở nên cũ và thiếu sự nhìn nhận khách quan, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực cho tập đoàn, doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các nước giao thương kinh tế với nhau, việc thành thạo ngôn ngữ thứ hai là nhu cầu tối thiểu của thị trường, là phương tiện giao tiếp giúp bạn trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, với mức thu nhập cao. 

Sinh viên ĐH Đông Á rèn kỹ năng teamwork qua các cuộc thi

Tiếng Anh còn là công cụ để bạn truy cập, tra cứu kiến thức chuyên ngành trong kho kiến thức vô hạn, rõ ràng điều đó sẽ nâng cao kiến thức chuyên môn của bạn lên rất nhiều. Có lẽ không có ngành nào mà sinh viên có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm tài liệu học tập như ngành Kỹ thuật máy tính. Khi có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên có thể tìm hiểu trực tuyến hầu hết các tài liệu trên internet với môi trường học tập và tri thức mở. Hơn thế nữa, việc rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, xử lý tình huống ngay trên giảng đường giúp bạn tự tin ứng biến nhiều vấn đề gặp phải nơi công sở, tại doanh nghiệp.

Khi AI thay thế được con người, Kỹ thuật máy tính sẽ không còn sức hút

Thực chất bộ não của robot được lập trình từ các mạch điện tử nhỏ gọn, việc thông minh, xử lý công việc một cách chuẩn xã đều tùy thuộc vào người lập trình và phương pháp lập trình. Các mạch điện tử nhỏ gọn hoạt động theo các chương trình được lập trình này chính là công việc của Kỹ thuật máy tính. Nếu không qua tay con người thì sẽ không có sự xuất hiện của Robot.

Ngành Kỹ thuật máy tính chỉ phù hợp với nam

Hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính lớn nhất là việc ngành này chỉ dành cho các bạn nam. Sẽ không có “vùng cấm” nào cho nữ giới được theo đuổi ngành học mong muốn của bản thân. Đam mê công nghệ, quyết tâm học hỏi, nỗ lực không ngừng sẽ giúp bạn chinh phục được khó khăn trong lĩnh vực này. Minh chứng là Jessica McKellar là giám đốc kỹ thuật tại Dropbox và là nhân vật chủ chốt trên thế giới của Python, một ngôn ngữ lập trình phát triển web phổ biến, hay phải kể đến Anna Patterson - Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách nghiên cứu và trí tuệ máy móc tại Google. Điều đó cho thấy rằng không có giới hạn nào cho ước mơ của mỗi người.

Nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính đang được ưu tiên và có sự đầu tư lớn từ Nhà nước qua dự án triển khai nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam. Theo khảo sát gần đây, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này sẽ thiếu hụt trong 10 năm tới. Và trong giai đoạn này, các tập đoàn lớn đang chuyển hướng thị trường lao động vào Việt Nam rất nhiều, tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp trong tương lai. 

5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính

Đại học Đông Á ký kết doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên

Với mong muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên ngành chất lượng, trình độ và vững vàng kỹ năng, ĐH Đông Á đã xây dựng lộ trình đào tạo “thực hành thực nghiệm” bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các module nghề nghiệp dựa trên yêu cầu giải quyết công việc và được hợp tác với các kỹ sư trình độ cao. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm được lĩnh hội kiến thức chuyên ngành từ nước ngoài cũng là cách giúp sinh viên tiếp cận với chuyên ngành. Bên cạnh đó, sinh viên còn có rất nhiều cơ hội trải nghiệm thông qua các dự án quốc tế, cuộc thi sáng tạo, sự kiện giao lưu văn hóa nâng cao kỹ năng.

ĐH Đông Á tạo điều kiện để sinh viên làm thực, học thực tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước: Sekisho Việt Nam, Global Design IT, NexLe, Fsoft, Axon Active, Sun*, Orient… Chương trình thực tập hưởng lương tại Nhật đang được quan tâm và chú trọng. Sinh viên ngay khi được chứng chỉ tiếng Nhật N3, N4, đáp ứng ứng các tiêu chí tuyển dụng của tập đoàn Nhật sẽ tham gia vào kỳ Internship kéo dài 6 tháng hoặc 1 năm. 

Kết

Qua những thông tin trên phần nào đã giúp các bạn trẻ xóa bỏ được 5 hiểu lầm về ngành Kỹ thuật máy tính và có sự lựa chọn phù hợp với mong muốn của mình. Bên cạnh đó, việc tìm cho mình môi trường học tập chất lượng cũng là yếu tố quyết định sự thành công của bạn sau này. Chúc bạn có 4 năm đại học như ý nhé!

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí