Trong hành trang vào đời của biết bao thế hệ sinh viên trường Đông Á là sự quan tâm hết mực, sự trăn trở và cải tiến liên tục từng chương trình môn học, từng kỹ năng mềm để các bạn dễ dàng thích ứng với nhu cầu của xã hội, của cuộc sống của Ban Giám hiệu Nhà trường, mà trước hết là Hiệu trưởng Nguyễn Thị Anh Đào.
Theo tiếng gọi của Tổ quốc, của tình yêu, nữ bác sĩ trẻ người Hà Nội vào chiến trường. Chị có thói quen ghi nhật ký. Tại địa bàn Đức Phổ, Quảng Ngãi bị bom đạn Mỹ cày nát năm 1970, chị vẫn ghi chép hằng ngày. Đồng đội chưa quay lại tiếp viện, thương binh hết gạo, địch lùng sục cận kề, chị vẫn trải lòng mình qua từng trang viết.
Có lẽ đọc đến đây bạn sẽ nhận ra ngay chúng tôi đang nói đến cuốn nhật ký nổi tiếng của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm – “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”. Chắc hẳn các bạn sinh viên thân yêu cũng đã từng đọc, chí ít cũng biết hoặc được nghe nói đến 2 cuốn nhật ký “gối đầu giường”, từng làm rung động biết bao con tim của lứa tuổi 20 chúng ta, đó chính là “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi” (liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc).
Trong hành trang vào đời của biết bao thế hệ sinh viên trường Đông Á là sự quan tâm hết mực, sự trăn trở và cải tiến liên tục từng chương trình môn học, từng kỹ năng mềm để các bạn dễ dàng thích ứng với nhu cầu của xã hội, của cuộc sống của Ban Giám hiệu Nhà trường, mà trước hết là Hiệu trưởng Nguyễn Thị Anh Đào.
Từng là một giáo viên giảng dạy ở trường Đại học, cô Anh Đào có những trải nghiệm sâu sắc và thấu hiển mong muốn của các bạn sinh viên về phát triển kỹ năng sống, hoạt động phong trào cùng với kiến thức chuyên ngành đào tạo. Chính vì vậy, trong mục tiêu đào tạo của Nhà trường ngay từ buổi ban đầu là không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của xã hội song hành cùng phát triển nghệ thuật sống và kỹ năng nghề nghiệp. Cảm nhận nghệ thuật ở đây không chỉ dừng lại ở việc thẩm thấu về văn học, âm nhạc, hội hoạ hay các loại hình văn hoá khác mà còn vươn lên tầm cao hơn: đó là đưa yếu tố nghệ thuật đan xen hài hoà trong cảm thụ môn học, làm tăng hứng thú và thăng hoa trong việc học.
Do đó, trong mọi hoạt động của Nhà trường đều hướng đến đạt 8 mục tiêu sinh viên Đông Á, bởi quan trọng nhất, theo cô Anh Đào, là “Chúng ta sẵn sàng làm tất cả vì các em học sinh thân yêu”, vì cảm nhận nghệ thuật sẽ tạo niềm đam mê lớn lao, kích thích các em sinh viên hăng say hơn trong học tập và tìm tòi chân trời kiến thức mới.
Đồng hành cùng 8 mục tiêu sinh viên Đông Á chính là 12 điều văn hoá sinh viên Đông Á. Đây chính là sản phẩm đã được tinh lọc, đúc kết qua một chặng đường dài phát triển không ngừng của mái trường Đông Á. Trong đó, ưu tiên hàng đầu của văn hoá Đông Á chính là “Sinh viên Đông Á cống hiến để tự hào về một thời tuổi trẻ”.
Bộ phim truyện nhựa “Đừng đốt” của đạo diễn - Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh dựa theo cuốn nhật ký Đặng Thuỳ Trâm nổi tiếng và câu chuyện có thật xoay quanh cuốn nhật ký chính là minh chứng hùng hồn cho sự cống hiến của tuổi trẻ đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng của dân tộc.
Ban Giám hiệu Nhà trường tạo mọi điều kiện để bộ phim hay này được đến với các bạn sinh viên thông qua việc Đoàn trường tổ chức để các lớp đến xem phim tại rạp. Qua đó thể hiện mong muốn và kỳ vọng của lãnh đạo Nhà trường về phát huy tinh thần cống hiến, sáng tạo của tuổi trẻ vì hạnh phúc của bản thân và lợi ích của cộng đồng trong sinh viên. Sinh viên Đông Á tự hào với môi trường học tập thân thiện, luôn được tạo mọi cơ hội tốt nhất để phát huy năng lực, sở trường cá nhân và nâng niu thành tựu tập thể. Bằng chứng là trong các kỳ thi Robocon, thi sinh viên giỏi thành phố, phong trào Đoàn - Hội, … trường Cao đẳng Đông Á luôn là đơn vị đạt nhiều thành tích cao toàn đoàn.
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung sơ lược của bộ phim “Đừng đốt”cũng như về số phận cuốn nhật ký đến các bạn sinh viên. Qua bộ phim này, chắc chắn rằng sinh viên Đông Á sẽ nhận thức được vai trò của chính các bạn - của tuổi trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước, thêm yêu thương cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân. Từ đó ra sức thi đua, sáng tạo và cống hiến sức trẻ trong học tập, rèn luyện từ ngay hôm nay, dưới mái trường Đông Á thân yêu này, để không phụ tâm huyết của cô Anh Đào, người luôn trăn trở tìm ra cách thức mới để sinh viên phát huy sở trường trong gắn kết tập thể.
Chị không hề có ý định viết để thế giới này đọc. Chính vì thế niềm tin sâu thẳm nơi chị được viết ra chân phương, mộc mạc, thấm đẫm nhân văn, đẹp và trong sáng như chính con người chị. “Đừng đốt cuốn sổ ấy – trong đó đã có lửa”, câu nói giàu ẩn dụ của người lính Cộng hoà đó đã tạo cơ hội đầu tiên cho cuốn nhật ký tồn tại.
Bộ phim tái hiện chân thực cuộc chiến khốc liệt mà sự hy sinh, mất mát diễn ra từng giờ, từng phút. Nơi cái chết còn dễ hơn ăn một bữa cơm. Nơi người bác sĩ trẻ đau xót, tan nát cõi lòng khi bất lực không cứu được đồng đội, đồng bào vì thiếu thuốc, thiếu phương tiện. Nơi chị luôn dành tiếng gọi thân thương về cho mẹ, về hậu phương lớn…
Cuốn nhật ký rơi vào tay Fred - người lính Mỹ có lương tri. Chính anh cũng đang hàng ngày giáp mặt với những cái chết đau đớn, thương tâm từ cuộc chiến rùng rợn chống lại dân thường.ỷTở về Mỹ, cuốn nhật ký tiếp tục thiêu đốt người cựu chiến binh Mỹ sau bao trải nghiệm, làm thay đổi suy nghĩ của những người thân trong gia đình anh. Họ quyết tìm cho ra gia đình thân yêu của chủ nhân cuốn nhật ký dù Việt Nam và Mỹ cách nhau vạn dặm và mù mịt thông tin… 35 năm sau kể từ ngày lưu giữ kỷ vật vô giá, người cựu chiến binh ấy đã thốt lên: “Chính Thuỳ Trâm là ân nhân của tôi, cô ấy đã dạy tôi biết yêu thương…”
Màn ảnh bừng sáng, lời Bài ca hy vọng do chị Trâm hát vânc ngân vang … Người xem sẽ không khỏi bàng hoàng, xúc động. Họ suy ngẫm, kinh sợ chiến tranh và thêm yêu hoà bình, trân trọng cuộc sống mà hàng triệu người đã mang xương máu đánh đổi.