Khi các trường Đại học xem việc làm cho SV là yếu tố sống còn của mình

Với con số hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, thì việc làm sau khi ra trường được sinh viên và gia đình xem là một trong 2 yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường hiện nay.

Đây thật sự là bài toán lớn cho cả xã hội, cho cả ngành giáo dục. Tuy nhiên, thực tế thì việc này vẫn có thể giải quyết được nếu các trường đại học chủ động về vấn đề đầu ra của mình.

Liên kết với các doanh nghiệp trong nước, đào tạo theo đơn đặt hàng, cung ứng lao động cho nước ngoài, không là các giải pháp quá mới. Vấn đề là các trường có chịu làm hay không mà thôi. 

Nhiều trường thì cho rằng, làm thêm đầu ra sẽ tốn thêm chi phí, thời gian. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường xem việc làm khi ra trường là cách để thu hút sinh viên vào học.

Đại học Đông Á Đà Nẵng chẳng hạn. Trao đổi với lãnh đạo Trường này được biết, họ thật sự xem đầu ra cho sinh viên là yếu tố sống còn của mình. Hiện tại, trường này liên kết với rất nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng để tìm việc làm cho sinh viên, nhiều nhất là ngành du lịch. Ngoài ra, trường cũng liên kết với 68 tập đoàn nước ngoài để đạo tạo theo đơn đặt hàng. Theo lãnh đạo trường này, mỗi năm họ được đặt hàng đến 3000 sinh viên, tuy nhiên sinh viên phải được đào tạo theo những yêu cầu của đối tác. Do đó, chưa khi nào họ có thể cung ứng đủ số đơn đặt hàng nhân sự này.

Riêng thị trường Nhật Bản, bên cạnh đơn đặt hàng nhân sự cho lĩnh vực tư, thì lĩnh vực công cũng có. Mới nhất là Sở Y Tế Thành phố Yokohama vừa nhận 20 sinh viên điều dưỡng của Đại học Đông Á sang làm việc.

Nhìn từ câu chuyện ở một trường đại học, có thể nói nếu các trường chịu làm, bài toán đầu ra cho sinh viên ít nhiều vẫn có lời giải.

Theo Facebook của Đào Tuấn