Xưa nay, người ta vẫn cho rằng học Luật là để làm nghề thầy cãi, tuy nhiên, trên thực tế những người học Luật ra có phải đi hành nghề cãi thuê cho thiên hạ không? Bài viết này sẽ “bật mí” vài điều thú vị mà có thể bạn chưa biết.
Tổng quan ngành Luật học
Vài nét tổng quan về ngành Luật
Sinh viên khi lựa chọn ngành Luật tại Đại học Đông Á sẽ được đào tạo chuyên sâu kiến thức về pháp luật, các kỹ, trau dồi các kỹ năng mềm, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, kỹ năng phán đoán và suy luận, kỹ năng phản biện, tiếng anh chuyên ngành… để giúp sinh viên có thể chuẩn bị tâm thế vững vàng nhất khi ra trường làm việc.
Có phải học Luật ra sẽ làm thầy cãi?
Ngành luật mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Thi THPT có phải con đường duy nhất để vào đại học?
Đối với nhiều thí sinh lớp 12, kỳ thi THPT Quốc gia đã tạo áp lực tâm lý rất lớn. Vì vậy, hiện nay, nhiều trường đại học đã áp dụng hình thức xét học bạ để gia tăng cơ hội vào đại học cho thí sinh song song với việc xét kết quả thi THPT QG.
Điển hình tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên là đại học Đông Á. Đây là một trong những trường có hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tốt nhất tại miền Trung, thế nên, các sĩ tử có thể yên tâm về việc xét học bạ tại Đà Nẵng cũng như vấn đề học đại học tại Đà Nẵng.
Làm cách nào để trở thành tân sinh viên ngành Luật?
Theo thông báo tuyển sinh đại học 2019, Đại học Đông Á sẽ tổ chức xét tuyển theo 2 phương thức:
- Phương thức 1: Xét tuyển theo học bạ THPT
- Ngành GD mầm non, GD tiểu học, Dược: Điểm TBC 3 môn ở lớp 12>+ 8.0 (thí sinh được chọn trong 8 môn: Toán, lý, Hóa, Van, Anh, Sinh, Sử , Địa) (Thí sinh Tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên)
- Ngành Điều dưỡng, dinh dưỡng: Điểm TBC 3 môn lớp 12 >= 6.5 (thí sinh được chọn trong 8 môn: Toán, lý, Hóa, Van, Anh, Sinh, Sử , Địa) (Thí sinh Tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại Khá trở lên)
- Các ngành khác: Điểm TBC lớp 12 >= 6.0 (hoặc chọn như ngành Điều dưỡng và dinh dưỡng)
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019 theo các tổ hợp môn do bộ GD-ĐT quy định.
Trường hợp thí sinh đăng ký xét tuyển cả hai phương thức, Hội đồng tuyển sinh sẽ ưu tiên xét tuyển phương thức có lợi nhất cho thí sinh
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về ngành Luật học. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ yên tâm hơn khi chọn ngành luật bởi sau khi tốt nghiệp, sẽ có rất ngành, nghề cần đến tấm bằng cử nhân Luật. Tuy nhiên, dù là công việc gì, điều quan trọng đó chính là sự đam mê, nỗ lực học hỏi và vươn lên. Hãy dũng cảm theo đuổi đam mê và kiên trì thực hiện chúng các bạn nhé!