Ứng dụng thực tiễn và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cao là những đòi hỏi bức thiết mà chương trình đào tạo tại các trường phải tìm ra giải pháp để “giải bài toán khó” này. Nối tiếp thành công của chương trình Hội thảo “Cùng doanh nghiệp đào tạo kỹ sư thực hành ngành Điện” (diễn ra vào 19/6/2010), ngày 12/3/2011, đại học Đông Á tổ chức Hội thảo phản biện chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông.
Với sự tham gia của các GS.TS đầu ngành và đại diện các doanh nghiệp sẽ góp ý phản biện, nghiệm thu chương trình đào tạo tiên tiến nhằm xích gần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ngày càng cao.
ThS. Nguyễn Thị Anh Đào - Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Á phát biểu khai mạc chương trình Hội thảo
Báo cáo tham luận của Ông Huỳnh Phước - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ
Báo cáo của cố vấn khoa học TS. Ngô Văn Sỹ
Nhằm hoàn thiện các khối kiến thức, kỹ năng và thái độ trong chương trình đào tạo đạt chuẩn, Hội thảo tập trung vào giải quyết các nội dung chính như: doanh nghiệp cần sinh viên đáp ứng những phần thực hành nào?, các phần thực hành cần được đưa vào chương trình đào tạo chính thức?, thời lượng thực hành thực tế tại doanh nghiệp như thế nào là phù hợp đối với từng bậc học?, những kỹ năng làm việc nào doanh nghiệp mong muốn sinh viên đạt được ngoài chuyên môn?, nhu cầu nhân lực ngành Điện tử viễn thông hiện nay?,….
Ông Nguyễn Ngân - Giảng viên cao cấp, chủ nhiệm khoa KT Điện Đại học Đông Á cho biết: “Chương trình đào tạo ngành Điện tử viễn thông của trường được xây dựng theo chương trình tiên tiến của các trường đại học Hoa Kỳ trong tương quan so sánh đối chiếu với chương trình các trường Việt Nam, đồng thời được các nhà chuyên môn, các chủ doanh nghiệp trong ngành đóng góp ý kiến phản biện mỗi năm một lần cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp hiện nay. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Điện tử viễn thông ở bậc đại học gồm 144 tín chỉ với các môn Khoa học cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành, các chương trình thực hành tại doanh nghiệp,… Bên cạnh đó nhà trường cũng chú trọng đến các kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên ra trường, đảm bảo các mục tiêu sinh viên Đông Á như sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành Điện tử viễn thông, giao tiếp thuyết trình, soạn thảo văn bản, …”
ThS. Nguyễn Thị Anh Đào - Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Á cho biết: “Nhằm đầu tư kiến thức mang tính ứng dụng cao cho nguồn nhân lực trẻ, nhiều năm qua, nhà trường đã mạnh dạn tiếp cận và phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện chương trình đào tạo theo nhu cầu mà xã hội cần. Những Hội thảo phản biện chương trình đào tạo như thế này sẽ là nhịp cầu đắc lực nối nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực “đủ tiêu chuẩn”, hội nhập tốt vào thị trường lao động, đồng thời phát huy vị trí hạt nhân của thành phố Đà Nẵng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông Tây”.
Phản biện chương trình đào tạo của TS. Nguyễn Thế Truyện về nội dung “Chương trình đào tạo kỹ sư điện tử viễn thông chính quy theo hệ tín chỉ”
|
|
Phản biện chương trình đào tạo của TS. Đặng Xuân Vinh về nội dung “Trang bị cơ sở vật chất phục vụ thí nghiệm, thực hành cho sinh viên ngành Điện tử viễn thông”
|
|
Báo cáo tham luận của TS. Nguyễn Hoàng Cẩm về nội dung “Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin, Truyền thông”
|
Hầu hết các thành viên thuộc Hội đống cố vấn đều đánh giá cao tính thực tế và tính khả thi của đề án phát triển nhân lực ngành Điện tử viễn thông mà đại học Đông Á đang triển khai. Trong đó đặc biệt là việc đưa chương trình đào tạo kỹ năng làm việc và ứng dụng thực hành vào nội dung chính nhằm tạo ra một lớp kỹ sư có khả năng làm việc ngay khi ra trường mà không cần thời gian đào tạo lại.
Đồng thời các ý kiến phản biện cũng chú trọng đến vấn đề phát triển và đầu tư từng bước cho trang thiết bị phục vụ thực hành ngành Điện tử viễn thông hiện nay; việc mời các giảng viên từ các viện nghiên cứu, các cơ sở thực hành của doanh nghiệp trên địa bàn; cân đối thời lượng giảng dạy phù hợp theo hướng đào tạo kỹ sư thực hành; đào tạo theo đơn đặt hàng, ...