Đại học Đông Á đồng tổ chức Hội thảo quốc tế "Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam"

Hội thảo Quốc tế về Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam do Viện Tâm lý học cùng với 6 Tr­ường Đại học đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam cùng 2 trường đại học Hoa Kỳ đồng tổ chức.

I. CƠ QUAN TỔ CHỨC

  • Viện Tâm lý học (Chủ trì tổ chức)
  • Đại học KHXH và NV Hà Nội
  • Đại học Huế
  • Đại học Đà Nẵng
  • Đại học KHXH và NV Tp. Hồ Chí Minh
  • Đại học An Giang
  • Đại học Đông Á
  • College of Education & Center of International Education - California State University Long Beach
  • College of Educational Studies - Chapman University

II. ĐẠI BIỂU THAM DỰ

Dự kiến khoảng 120-150 đại biểu đến từ các cơ quan:

1. Việt Nam

  • Các Bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  • Các cơ quan nghiên cứu: Viện khoa học Việt Nam, Viện Tâm lý học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện gia đình và Giới, Viện nghiên cứu con người …
  • Các trường học: Đại diện và các nhà khoa học từ 6 trường Đại học đồng tổ chức, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư­ phạm Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học Lao động - Xã hội, Đại học Đông Á, Cao đẳng s­ư phạm Trung ương, Trường PTTH dân lập Đinh Tiên Hoàng …
  • Các Hội khoa học: Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TP HCM, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Đà nẵng …
  • Các cơ sở thực hành: Bệnh viện Tâm thần Ban ngày (Hà Nội), Các Trung tâm và cá nhân thực hành Tham vấn tâm lý tại HN, TP HCM, Đà Nẵng...

2. Quốc tế

  • Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
  • College of Education (California Stage Long Beach University),Chapman University
  • Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: UNICEF, Save the Children Sweden, Save the Children UK, Plan International …

III. LÝ DO TỔ CHỨC HỘI THẢO

Trong bối cảnh biến đổi xã hội hơn 2 thập kỷ qua, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nhà trường và gia đình ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ các vấn đề như :­ rối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm cảm, tức giận...), hành vi (chống đối xã hội, bạo lực học đường) cho đến lạm dụng game online, nghiện rượu, ma túy, có thai vị tuổi thành niên, bỏ học, tự tử... đều cần các giải pháp phòng ngừa về mặt lâu dài hoặc can thiệp giúp đỡ khẩn cấp.

Thực tế các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy Tâm lý học đường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nói trên. Ngoài công việc tham vấn tâm lý mà một số cơ sở và cá nhân ở các thành phố lớn tại Việt Nam đã và đang làm, Tâm lý học đường có thể tham gia công tác sàng lọc, đánh giá những học sinh gặp khó khăn, cần giúp đỡ; thiết kế các ch­ương trình phòng ngừa và can thiệp ở cấp độ trường hoặc rộng hơn...Tất cả các hoạt động này đề trực tiếp đóng góp cho việc ch­ương trình xây dựng các ngôi trường thân thiện mà Bộ giáo dục đang phát động và giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh v­ượt qua các thách thức và khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt.

Hội thảo Quốc tế Tâm lý học đường tại Hà Nội là một bư­ớc khởi đầu quan trọng trên con đường xây dựng một ngành Tâm lý học đường từ cả phương diện lý luận, lẫn thực hành và đào tạo ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, thực hành và những người quan tâm tới giáo dục, trẻ em và tâm lý ở Việt Nam và Quốc tế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng cho ngành Tâm lý học đường trong những năm tiếp theo.

IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THẢO

  • Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2009.
  • Địa điểm tổ chức tại: Viện Khoa học xã hội Việt Nam
  • Số 1, Phố Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

V. MỤC ĐÍCH CỦA HỘI THẢO

Hội thảo quốc tế Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường ở Việt Nam được tổ chức nhằm các mục đích cụ thể:

1. Nâng cao nhận thức và mối quan tâm của xã hội về vai trò của tâm lý học đường ở Việt Nam

2. Vận động sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan Việt Nam và quốc tế, các trường đại học, các tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng ngành Tâm lý học đường tại Việt Nam về lý luận, hoạt động đào tạo và ứng dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Thảo luận nhu cầu của học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh về sự hỗ trợ của tâm lý học đường và thực trạng đáp ứng các nhu cầu đó từ góc độ nghiên cứu, đào tạo và thực hành.

4. Tạo một môi tr­ường thuận lợi cho sự hợp tác sâu rộng giữa các nhà nghiên cứu/giảng dạy và thực hành ở Việt Nam và Hoa Kỳ trong một Dự án phát triển Tâm lý học đường đang đ­ược hai bên đề xuất.

VI. NỘI DUNG HỘI THẢO

Nội dung chủ yếu của Hội thảo tập trung vào các vấn đề sau:

  • Một số vấn đề tâm lý của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay : nhận thức, cảm xúc, tâm trạng, thái độ và hành vi ...
  • Thực trạng công tác thực hành đối với tâm lý học đường: hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, sự hỗ trợ của xã hội và các cơ quan chức năng
  • Thực trạng nghiên cứu và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam
  • Công tác nghiên cứu, đào tạo, cũng như các mô hình trợ giúp tâm lý học đường tại Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Xây dựng chương trình đào tạo Tâm lý học đường cho Việt Nam và định hướng phát triển.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2009

TM. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

VIỆN TRƯỞNG VIỆN TÂM LÝ HỌC

GS.TS VŨ DŨNG (Đã ký)