Cử nhân hộ sinh - Ngành lạ nhưng không mới

Thực tế không thể phủ nhận đó là lượng bệnh nhân tại các Bệnh viện chuyên khoa Phụ sản đang ngày một tăng. Để đáp ứng được nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe thì rất cần đến những người được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành trong lĩnh vực Hộ sinh.

1. Ngành hộ sinh là gì?

       Ngành hộ sinh là ngành liên quan đến chuyên môn về sinh sản, được đào tạo bài bản để có thể đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và tâm, sinh lý của mẹ và bé; Hộ sinh sẽ là người hỗ trợ bác sĩ, đảm nhận nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc sản phụ suốt quá trình trước, trong và sau khi sinh.

2. Nhu cầu về nhân lực của ngành hộ sinh

       Theo thống kê của Tổng cục Dân số, mỗi năm nước ta có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời.   Nhu cầu tuyển dụng Hộ sinh không chỉ tăng cao trong nước mà cả thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển. Báo cáo tình trạng Hộ sinh thế giới công bố ngày 5/5/2021 khẳng định, thế giới đang thiếu hụt khoảng 900.000 Hộ sinh.

Ngày nay, không chỉ chăm sóc tại bệnh viện mà các dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà cũng đang phát triển mạnh, hộ sinh viên có thể vừa làm việc tại bệnh viện, phòng khám vừa thực hiện các dịch vụ  chăm sóc tại nhà với mức đãi ngộ cao.

Theo xu thế quốc tế hóa các lực lượng lao động hiện nay, những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Úc, Mỹ đang có nhu cầu tuyển dụng Hộ sinh trình độ đại học rất lớn.

       Vì vậy, đào tạo ngành Hộ sinh một cách chuyên nghiệp, bài bản là điều hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của thị trường.

3. Các trường đào tạo ngành Hộ sinh

Các trường đang đào tạo ngành Hộ sinh hệ Đại học gồm

  • Đại học Y Dược TPHCM
  • Khoa Y – ĐH Quốc gia TPHCM
  • Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Đại học Y Thái Bình
  • Đại học Y Hải Phòng
  • Đại học Y dược Huế
  • Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
  • Đại học Đông Á

4. Học ngành Hộ sinh cần có tố chất gì?

Để trở thành một nữ hộ sinh chuyên nghiệp, cần có những tố chất sau:

Thái độ làm việc

Đây là yếu tố tiên quyết, thái độ nghiêm túc trong công việc, khả năng thấu cảm với bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp, phối hợp tốt với đồng nghiệp chính là yếu tố đầu tiên mà nữ hộ sinh cần có.

Kiến thức chuyên môn

Việc học tập, rèn luyện để vững vàng về chuyên môn là điều bắt buộc đối với những người làm nghề Y. Nữ hộ sinh phải có tính tỉ mỉ, chịu khó và luôn có thái độ cầu tiến, nâng cao tay nghề, điều này không chỉ hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân mà còn mở ra cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người làm nghề Hộ sinh.

Để theo học ngành này, các thí sinh nên chọn cho mình những trường uy tín trong cả nước, trong đó có thể cân nhắc lựa chọn Đại học Đông Á - một trong những trường có thế mạnh đào tạo ngành Y với nhiều dự án hợp tác việc làm ngành Điều dưỡng cho sinh viên tại các thị trường trong, ngoài nước, đặc biệt ở Nhật, Đức.

5. Thông tin xét tuyển Đại học ngành Hộ sinh năm 2022

Năm 2022, Trường ĐH Đông Á xét tuyển ngành Hộ sinh với các phương thức như sau:

- Xét điểm thi theo tổ hợp môn của Bộ GD &ĐT quy định gồm: A00(Toán, Lý, Hóa);  B00(Toán, Hóa, Sinh);  B08(Toán, Sinh, Anh); D90(Toán, KHTN, Anh).

- Xét học bạ THPT:

-  Xét kết quả học tập 3 năm (5 học kỳ)

Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 19.5 điểm

-  Xét kết quả học tập 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 ≥ 19.5 điểm

-  Xét kết quả học tập kỳ 1 lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT ≥ 19.5 điểm

-  Xét kết quả học tập cả năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12 ≥ 6.5

Hi vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên, thí sinh sẽ phần nào hình dung được những đặc trưng cơ bản của ngành Hộ sinh và có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường nghề nghiệp của mình.

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí