Có gì "hot" mà ai cũng muốn theo học ngành Thương mại điện tử?

Mùa tuyển sinh đại học mới lại bắt đầu, đi đâu cũng nghe nhắc đến Thương mại điện tử (E-commerce). Vậy ngành này có gì hot mà sao ai cũng muốn học thế? Chúng mình cùng xách ba lô lên đi tìm hiểu nha!

Thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay

Năm 2021 khi mà các ngành đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID, riêng Thương mại điện tử (e-commerce) lại phát triển vượt bậc với số lượng khách hàng mới tăng chóng mặt so với giai đoạn trước đó. Trong vòng 3 tháng cuối năm 2021, Việt Nam có 49% người tiêu dùng lựa chọn mua hàng trực tuyến thay vì mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Từ các số liệu thu thập được, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á vào năm 2026.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành cũng kéo theo nhu cầu “săn đón” nhân lực ngày càng tăng cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng vị trí có nhu cầu nhân sự lớn nhất chính là Vận hành hoạt động, tiếp sau đó là Marketing, Kỹ thuật, CNTT. Mặc dù nước ta có nguồn nhân lực trẻ chất lượng và dồi dào, tuy nhiên theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, ứng viên hội tụ đủ các kỹ năng trên thuộc dạng khan hiếm. Các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có kiến thức toàn diện về e-commerce. Vì lẽ đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trẻ sẽ là vấn đề hàng đầu cho toàn ngành tại Việt Nam.

Nội dung đào tạo mới lạ
Định hướng đào tạo của ngành là giúp cho người học phát triển năng lực vững chắc để ứng dụng công nghệ và mạng internet vào việc quản trị, vận hành các hoạt động kinh doanh và thương mại. Vì thế cho nên nội dung đào tạo là sự tích hợp giữa khối kiến thức “thương mại” và khối kiến thức “điện tử”. Sinh viên ĐH Đông Á sẽ vừa được học về marketing, quản trị kinh doanh, truyền thông, thương hiệu, HR… vừa có kỹ năng công nghệ thông tin, thiết kế website, di động, cơ sở lập trình, dữ liệu... Từ đó, xây dựng được nền tảng, kỹ năng phù hợp với nền kinh tế kỹ thuật số.

Thương mại điện tử là sự kết hợp giữa Kinh doanh và Công nghệ

Đa dạng cơ hội việc làm

Với những kiến thức về chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ về điện tử, truyền thông, ngoại ngữ… sinh viên ngành Thương mại điện tử ra trường có được cơ hội việc làm rất cao. Đồng thời có thể làm việc ở rất nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

  • Tại các doanh nghiệp thương mại: lập kế hoạch, vận hành quy trình kinh doanh trực tuyến, quản lý dự án thương mại điện tử, các chiến dịch marketing, SEO…
  • Lĩnh vực truyền thông: quản lý và phát triển thương hiệu, social, content, lập trình web…
  • Công ty về công nghệ thông tin: nghiên cứu, thực hiện và giải quyết các giải pháp công nghệ thông tin trong thương mại…
  • Công tác tại các trung tâm công nghệ, viện nghiên cứu, các cơ quan liên quan đến công nghệ thông tin và kinh doanh thương mại…

Mức lương hấp dẫn

Mức lương ngành Thương mại điện tử cao hơn so với mặt bằng chung các ngành khác.

  • Sinh viên mới ra trường: 5-8 triệu/tháng
  • 2-4 năm kinh nghiệm: 8-12 triệu/tháng
  • Trên 5 năm kinh nghiệm: 12-20 triệu/tháng

Mức lương sẽ phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn, những gì bạn được trả sẽ xứng đáng với những giá trị, lợi ích mà bạn đem đến cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn tùy vào khả năng đàm phán, thương lượng khi bạn deal lương với công ty. Mức lương ở các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp nội địa. Những công ty, tập đoàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada… sẵn sàng chi trả mức lương rất cao nếu bạn đáp ứng được yêu cầu nhân sự của họ.

Với những cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương mơ ước, thương mại điện tử hứa hẹn sẽ trở thành ngành nghề hot được rất nhiều các bạn trẻ thế hệ mới lựa chọn theo học. Để đáp ứng được nhu cầu nhân sự của ngành và nâng cao năng lực cho người học, việc phát triển, hoàn thiện và đổi mới nội dung đào tạo là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay. Hiểu được bài toán cấp thiết ấy của ngành, ĐH Đông Á cũng cùng chung tay góp một viên gạch để xây dựng tòa thành Thương mại điện tử vững chắc. Ngoài những kiến thức chuyên ngành, Đại học Đông Á còn tạo ra rất nhiều sân chơi thông qua các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp để sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến và cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc trong tương lai. Ngoài ra, trường đã hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo điều kiện cho các SV tốt nghiệp đạt N4 tiếng Nhật hoặc TOEIC 550 được tiếp nhận làm việc chính thức tại các Tập đoàn 7- Eleven, Daiso ở Nhật Bản hoặc Tập đoàn Empire ở Singapore.

Thầy Lương Minh Sâm (Chủ tịch Hội đồng Trường) và sinh viên ĐH Đông Á làm việc tại Tập đoàn 7-Elevent (Nhật Bản)

Điều kiện để đăng ký xét tuyển ngành Thương mại điện tử:

Năm 2022, trường Đại học Đông Á dự kiến xét tuyển ngành Thương mại điện tử với 3 phương thức:

- Xét điểm thi TN THPT

- Xét điểm học bạ THPT

- Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến ngành như: Phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, cơ hội việc làm,… bạn có thể vào website, fanpage của trường để xem xét chi tiết hơn nhé!

Đăng ký trực tuyến tại đây:

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC

Đề án tuyển sinh ĐH Đông Á năm 2022

Lý do bạn nên học Thương mại điện tử tại ĐH Đông Á

Tổ hợp xét tuyển và cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử

Một chút “bật mí” về ngành Thương mại điện tử

THAM KHẢO HỌC PHÍ NĂM 2021 THEO NGÀNH

  

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí