Nghề Dược gắn bó mật thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt, tại Việt Nam do vị trí địa lý nằm trong vùng có khí hậu gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nóng bức vào mùa hạ và lạnh rét vào mùa đông, dễ nảy sinh nhiều loại bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, lúc đó chúng ta lại tìm đến những Dược sĩ.
Học Dược có thật sự khó không?
Học Dược có khó không luôn là câu hỏi của rất nhiều bạn đang có sự quan tâm cho ngành này, các bạn đang phân vân khi lựa chọn ngành, dù bạn đam mê nhưng e sợ khả năng học không nổi…. Câu trả lời là học Dược không khó, nhưng để học ngành này bạn phải kiên trì, nhẫn nại vì đây là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chính xác cao. Nghề Dược yêu cầu không được nhầm lẫn, việc nhầm lẫn gây nguy hiểm cho người bệnh, việc bán thuốc sai dẫn tới hậu khó khó lường cho người tiêu dùng .
Để học tốt ngành này cần phải làm thế nào?
Để học tốt ngành Dược, các bạn sinh viên cần phải thực hiện các nội dung sau trong kế hoạch học tập của mình:
- Xây dựng mục tiêu học tập: Bạn cần phải xác định ngay từ đầu: học dược làm gì? Học để sau này có kiến thức tốt, tìm được việc làm tốt sau khi ra trường. Học với ý nghĩa thực sự học để nắm vững kiến thức chuyên môn chứ không phải học chỉ để có thể qua môn, tốt nghiệp ra trường, thỏa mãn nguyện vọng của ba mẹ.
- Cần cù, chịu khó, chăm chỉ: là yếu tố giúp bạn học tốt ngành này. Trong quá trình học cần đặt sự tập trung cao độ, vừa nghe giảng, ghi chép, vừa tiếp thu và ghi nhớ sẽ giúp các bạn hoàn thành các bài tập sau khi về nhà một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các bạn cần thường xuyên đọc các tài liệu, sách báo chuyên môn để nâng cao kiến thức và hiểu biết về ngành này.
- Vừa học vừa liên hệ thực tế: Việc học giỏi kiến thức lý thuyết là điều cần thiết, tuy nhiên để có tay nghề thành thạo sau khi ra trường, sinh viên cần vừa học vừa liên hệ thực tế, tăng cường thực hành các nội dung đã học. Theo học các ngành Y Dược ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết thì việc nâng cao kỹ năng thực hành là vô cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Việc học thực hành sẽ giúp cho sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức lý thuyết ở trên lớp đồng thời áp dụng trực tiếp tại các giờ học thực hành nếu có vấn đề chưa rõ thì giảng viên sẽ hướng dẫn ngay giúp sinh viên nắm sâu và chắc kiến thức.
Học ngành Dược ra sẽ làm gì?
Một số bạn chưa hiểu rõ ngành này sẽ nghĩ là học Dược ra là làm việc tại các quầy thuốc, nhà thuốc- tư vấn cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, sau khi học xong ngành này bạn có rất nhiều công việc để lựa chọn:
- Làm trình dược viên tại các Trung tâm y tế, cho các Công ty sản xuất hoặc nhập khẩu dược phẩm.
- Làm nhân viên Marketing giới thiệu thuốc mới
- Làm việc tại các cơ sở quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc)
- Làm tại bộ phận nghiên cứu, bào chế thuốc mới tại các công ty
- Chuyên gia xét nghiệm sinh hóa lâm sàng (tham gia vào việc quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt)…
Học dược ở đâu?
Hiện nay có nhiều trường tuyển sinh ngành Dược với nhiều cấp tuyển sinh khác nhau. Cấp đại học bạn có thể chọn ngành Dược tại các trường:
- Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên
- Đại học Đông Á
- Đại Học Y Dược Đại học Huế
- Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Dược Hà Nội,…
Phương thức xét tuyển ngành Dược tại Đại học Đông Á
Theo thông tin tuyển sinh đại học 2020, thí sinh có thể chọn cả 3 phương thức để đăng ký xét tuyển ngành này.
1. Xét tuyển theo học bạ THPT:
Điểm xét tuyển ngành Dược theo học bạ:
Điểm xét tuyển = Điểm trung bình cộng 3 môn xét tuyển lớp 12 ≥ 8,0 (thí sinh tự chọn tổ hợp 3 môn trong 8 môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa; Thí sinh Tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên)
2. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia
Tổng điểm 3 môn thi + Điểm ưu tiên (xét từ cao đến thấp) ≥ Điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT
Tổ hợp xét tuyển
NGÀNH ĐÀO TẠO |
Mã ngành |
Tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia (Chọn 1 trong 4 tổ hợp) |
Dược |
7720201 |
A00;B00;D07;B03
A00- Toán, Lý, Hóa
B00- Toán, Hóa, Sinh
D07- Toán, Hóa, Anh
B03- Toán, Văn, Sinh |
3. Xét tuyển thẳng
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngành dược, cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với ngành này. Thân chúc tất cả các bạn thí sinh hoàn thành thật tốt kỳ thi và trúng tuyển vào trường đại học yêu thích.