Ngành Công nghệ Kĩ thuật Điện - Điện tử có phù hợp với bạn?

Bạn muốn làm chủ công nghệ, biến ý tưởng thành hiện thực thông qua các bộ lập trình và điều khiển? Ngành CNKT Điện - Điện tử là sự lựa chọn dành riêng cho bạn.

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng điện và xu hướng hiện đại hóa bằng điều khiển ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy, ngành điện-điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Và câu hỏi ngành CNKT Điện – Điện tử là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.

Ngành Công Nghệ KT Điện - Điện tử là gì?

Ngành Điện - Điên tử là ngành liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì và vận hành hệ thống điện năng phục vụ đời sống và sản xuất. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, được ứng dụng rộng rãi với nhiều module kiến thức như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông.

Học CNKT Điện - Điện tử sau này làm gì?

SV sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cấp các trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng, phục vụ các nhu cầu khác nhau.
  • Kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử
  • Giải quyết các vấn đề chuyên môn điện - điện tử ở những vị trí công tác trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dân dụng, vận hành, sử dụng năng lượng điện hiệu quả.

Hướng phát triển nghề nghiệp tương lai:

  • Kỹ sư giỏi tư vấn, thiết kế giám sát, thi công Điện dân dụng, Điện công trình.
  • Giữ vị trí quản lý kỹ thuật điện-điện tử của doanh nghiệp như: Trưởng phó phòng kỹ thuật, quản đốc và các vị trí quan trọng khác.
  • Chuyên viên về lập trình điều khiển các máy móc thiết bị theo hướng tự động.
  • Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Các tố chất để theo học ngành CNKT Điện - Điện tử:

  • Đam mê kĩ thuật
  • Đam mê sáng tạo, điều khiển
  • Năng động, sáng tạo, thông minh
  • Thích tìm tòi, khám phá
  • Khả năng làm việc nhóm

Học CNKT Điện - Điện tử ở đâu tốt nhất?

Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành CNKT Điện – Điện tử chất lượng rất tốt như: Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Đông Á Đà Nẵng…

Khi đã biết những trường nào đào tạo uy tín ngành CNKT Điện - Điện tử thì mức điểm trúng tuyển cũng là một vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm để tìm câu trả lời cho băn khoăn nên học ngành CNKT Điện – Điện tử ở đâu. Vì mỗi trường có một mức điểm trúng tuyển khác nhau nên để đạt được giấc mơ đại học của mình, các bạn cần tham khảo kỹ mức điểm trúng tuyển của từng trường, từ đó có lựa chọn cho phù hợp.

Dưới đây là thông tin về điểm trúng tuyển của các trường đào tạo ngành CNKT Điện - Điện tử uy tín trong những năm gần đây:

  • Đại học Đông Á Đà Nẵng lấy từ 13-17 điểm đối với tất cả tổ hợp môn xét tuyển
  • Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018 lấy 22 điểm các khối A00, A01, D07
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 2018 lấy 20.75 điểm các khối A00, A01

Theo thông báo tuyển sinh 2019, được biết, Đại học Đông Á còn có áp dụng hình thức tuyển sinh xét tuyển học bạ lớp 12 THPT đối với CNKT Điện - Điện tử này để thí sinh có thêm lựa chọn. Điều kiện xét tuyển là chỉ cần tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tổng điểm trung bình chung cả năm học lớp 12 đạt 6.0.

SV khoa KT Điện-Điện tử giới thiệu và trình diễn máy CNC khắc sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch tại trường THPT Trần Phú-Đà Nẵng

Các ngành đào tạo bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, mỗi học kỳ, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp lớn theo từng module như: Điện công trình, điện công nghiệp, điện điều khiển,... Với kiến thức thực tế này, sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT Điện - Điện tử trường Đại học Đông Á sẽ có môi trường làm việc rộng mở tại các công ty sử dụng, khai thác về điện, dây chuyền sản xuất tại các nhà máy; các công ty liên quan đến lĩnh vực về thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp; đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền công nghiệp đầy triển vọng.

Từ những thông tin trên, tin chắc rằng các bạn đã trả lời phần nào cho sự trăn trở “Học ngành CNKT Điện - Điện tử để làm gì? Học  ở đâu?” cho mùa tuyển sinh đại học 2019. Có thể thấy, việc lựa chọn trường Đại học uy tín phù hợp với bản thân để theo học ngành CNKT Điện - Điện tử sẽ giúp bạn phát huy được năng lực bản thân và niềm đam mê với nghề sau khi tốt nghiệp. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành này và đã đến lúc bạn phải đặt mục tiêu, cố gắng học tập để trúng tuyển vào trường đại học mơ ước. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: thông báo tuyển sinh

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí