Nghề giáo là nghề rất thiêng liêng và cao quý, được cả xã hội tôn vinh, là ngành nghề trực tiếp đóng góp nguồn nhân lực, nhân tài cho xã hội với sự nghiệp trồng người. Chính vì vậy, có thể nói nghề giáo luôn có sức hút mạnh mẽ qua các thế hệ giới trẻ Việt Nam. Nếu bạn yêu thích nghề giáo viên? Mong muốn trở thành một nhà giáo tương lai nhưng vẫn còn đang phân vân, lo lắng về ngành học này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thật kỹ thông tin về ngành học trước khi quyết định lựa chọn nhé.
Ngành Giáo dục tiểu học là gì?
Ngành Giáo dục tiểu học là công việc chăm sóc, bồi dưỡng kiến thức cho trẻ em, mang tới cho các em những hiểu biết đầu đời, đồng thời cũng là người giúp những bước đầu tiên cho các em khám phá thế giới. Bởi vậy đây đúng là một công việc trồng người, bạn cần phải có tình yêu lớn lao đối với trẻ nhỏ, đồng cảm với các em, coi các em như những người bạn, tìm hiểu và giúp đỡ những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, luôn mong muốn giúp đỡ trẻ đi tới thành công. Tình yêu thương con trẻ là yếu tố tối cần thiết đối với một người giáo viên những ngành như sư phạm tiểu học hay sư phạm mầm non. Nó sẽ trở thành động lực để các thầy, cô giáo không cảm thấy mệt mỏi, áp lực trước công việc hàng ngày trên bục giảng. Vậy nên để trở thành một người giáo viên tiểu học thì yếu tố đầu tiên là bạn cần có tình yêu với trẻ thơ.
Giáo viên tiểu học học gì?
Ngành Giáo dục tiểu học đang trong một giai đoạn đổi mới toàn diện. Đổi mới về chất lượng dạy và học, đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp chấm điểm, xếp loại học sinh . Vì vậy mà yêu cầu đối với giáo viên tiểu học cũng phải không ngững trau dồi bản thân.
Nếu bạn mong muốn trở thành một giáo viên tiểu học thì bạn cần phải bồi dưỡng năng lực bản thân bao gồm kiến thức chuyên môn và các kỹ năng sư phạm, đặc biệt các bạn sinh viên ngành Giáo dục tiểu học sẽ được đào tạo để nắm vững các kỹ năng như:
- Biết lập kế hoạch giáo dục năm học, học kỳ. Biết thiết kế bài học: xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, lựa chọn và phối hợp các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hợp lý, cách đánh giá kết quả học tập và hướng dẫn học tập.
- Biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và đánh giá ở tiểu học.
- Biết thực hiện bài học phù hợp với đặc điểm HS và điều kiện cụ thể của lớp học, phát triển các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của HS. Biết dạy cho HS phương pháp học tập, đặc biệt biết tự học, phát triển ở HS năng lực tự học, tự đánh giá.
- Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy Tiếng Việt cho HS dân tộc, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hoà nhập.
- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ Phân bổ thời gian, hoạt động Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản. Có khả năng giáo dục HS cá biệt. Biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ giáo dục, hồ sơ dạy học.
- Biết giao tiếp và ứng xử thích hợp với HS, gia đình HS, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.
Cơ hội việc làm cho ngành Giáo dục tiểu học sau khi tốt nghiệp?
Với mức thu nhập ngày càng cao và mong muốn cho con em mình được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới của các gia đình Việt trẻ đã tạo nguồn “cầu” lớn thúc đẩy cho sự xuất hiện của hàng loạt các trường mầm non, tiểu học, trung học và trung học phổ thông quốc tế. Các trường này giảng dạy theo khung chương trình chuẩn của các nền giáo dục Mỹ, Úc, Anh, Singapore… mang đến những “khuôn mặt” mới cho tiến trình phát triển giáo dục Việt Nam. Sự đa dạng trong mô hình đào tạo với sự ra đời ngày càng nhiều của các trường dân lập, tư thục cũng mang đến thêm nhiều sự lựa chọn học tập cho phụ huynh và học sinh. Chính vì vậy, việc làm của các giáo viên sư phạm cũng không chỉ bó gọn trong các hệ thống trường công lập như trước đây mà được mở rộng phạm vi sang các trường dân lập, tư thục cũng như hệ thống các trường song ngữ, quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục tiểu học có thể làm việc tại các vị trí như:
- Giáo viên tiểu học ở các trường công lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương.
- Giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học (hướng dẫn các học phần rèn luyện NVSP, PPDH bộ môn ở trường tiểu học).
- Làm việc trong các ngành liên quan đến giáo dục tiểu học.
* Định hướng nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có khả năng tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Giáo dục học (chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, Lý luận và PPDH Tiểu học).
- Có khả năng tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Những tố chất để theo học ngành Giáo dục tiểu học?
Để học tốt một ngành học ngoài sự thích thú, đam mê với ngành, bạn cần có những tố chất phù hợp với ngành học, vì nếu thiếu chúng bạn sẽ trở nên không trọn vẹn. Cùng tìm hiểu ngay những tố chất cần có để học ngành Giáo dục tiểu học dưới đây;
- Tâm huyết với nghề giáo, có tình yêu nghề và quyết tâm theo đuổi
- Yêu thương trẻ nhỏ
- Chịu được áp lực công việc cao
- Sáng tạo, ham hiểu biết và có tinh thần cầu tiến
Học ngành Giáo dục tiểu học ở đâu? Mức điểm chuẩn tại các trường thế nào?
Nên học ngành Giáo dục tiểu học ở đâu? Trường nào đào tạo ngành này uy tín? Nên chọn trường nào để khả năng trúng tuyển cao nhất? đó là những câu hỏi lớn cho các bạn trẻ thực sự yêu thích và mong muốn khởi đầu tương lai với ngành học này.
Đối với ngành Giáo dục tiểu học, các bạn có thể tham khảo những trường đào tạo uy tín như: Đại học Đông Á, Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học sư phạm TP.HCM,…
Tại Đại học Đông Á, sinh viên theo học ngành sư phạm tiểu học không chỉ được tiếp nhận chương trình đào tạo chuyên nghiệp, thường xuyên thực tập, trang bị ngoại ngữ, kỹ năng mềm bên cạnh học lý thuyết, mà các sinh viên ngành sư phạm tiểu học còn có cơ hội được nhận ngay vào làm việc tại hệ thống trường mầm non song ngữ SAKURA OLYMPIA của trường Đại học Đông Á.
Mức điểm trúng tuyển ngành Giáo dục tiểu học của một số trường Đại học uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- Đại học Đông Á: điểm trúng tuyển năm 2018 là 17 điểm ở tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Văn, Anh), (Toán, Văn, KHTN) và (Toán, Văn, KHXH).
- Đại học sư phạm Đà Nẵng: điểm trúng tuyển năm 2018 là 17.75 điểm
- Đại học sư phạm TP.HCM: điểm trúng tuyển năm 2018 là 27.7 điểm
Theo thông báo tuyển sinh 2020, Trường Đại học Đông Á dự kiến tuyển sinh ngành Giáo dục tiểu học thông qua ba phương thức: Xét học bạ THPT (Điểm TBC 3 môn lớp 12 ≥ 8.0; xét kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển thẳng.
Như vậy, Ban tư vấn tuyển sinh ĐH Đông Á đã cùng bạn đi xong chặng đường tìm hiểu về ngành Giáo dục tiểu học rồi! Việc tiếp theo là hãy đặt ra một lộ trình học tập thật tốt để nắm chắc cơ hội trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Chúc bạn có một kỳ thi thật tốt trong mùa tuyển sinh đại học 2020 sắp tới nhé!
Đăng ký trực tuyến tại đây:
Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây: