Triển vọng ngành Dược đến năm 2025 và tương lai

Tại Việt Nam, do vị trí địa lý nằm trong vùng có khí hậu gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nóng bức vào mùa hạ và lạnh rét vào mùa đông, dễ nảy sinh nhiều loại bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, lúc đó chúng ta lại tìm đến những Dược sĩ. Nghề Dược đến nay vẫn luôn là một nghề mà độ “Hot” chưa bao giờ giảm nhiệt.

Dự báo triển vọng của ngành Dược đến năm 2025 và trong tương lai

Các thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều động lực để khai thác nhiều điều cho ngành Dược. Đây sẽ là những hứa hẹn đối với các bạn thí sinh đang có dự định theo học ngành Dược.

Ngành dược luôn “hot”, đây là nhận định cho hiện tại là tương lai. Có thể đưa ra một số dữ liệu thống kê về ngành Chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành Dược nói riêng tại Việt Nam.

  • Việt Nam là một quốc gia có dân số già hoá nhanh, thời kỳ "dân số vàng" Việt Nam hiện không còn dài, ước tính đến năm 2020 có khoảng 7,4 triệu dân trên 65 tuổi (7,9% dân số); thậm chí con số này dự tăng lên 9,5% đến năm 2025. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành chăm sóc sức khoẻ nói chung, cũng như dược phẩm nói riêng.
  • Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, góp phần thúc đẩy chi tiêu gia tăng, bao gồm chi tiêu cho sức khoẻ. Đến năm 2020, dự báo tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam sẽ được giao động tăng theo chiều hướng tích cực, đó là từ 13 tỷ đô la Mỹ lên đến 24 tỷ đô la Mỹ, tức là tương đương với 13,$%.
  • Theo thống kê,mức độ chi tiêu bình quân đầu người Việt Nam dành cho thuốc từ 38 USD năm 2015 đã tăng lên khoảng 56 USD vào năm 2017, đồng thời dự báo sẽ được duy trì mức tăng ít nhất 14%/năm cho đến năm 2025, so với con số trung bình thế thới năm 2016 vào khoảng 147,4 USD/người.
  • Cùng với đó, bảo hiểm y tế mở rộng với độ phủ đạt mức 88,5% vào năm 2018, mục tiêu đến năm 2020 chính thức chạm mốc 100%.
  • Dư địa tăng trưởng dồi dào, cùng với sự hỗ trợ về mức sống, cơ cấu dân số, ý thức bảo vệ bản thân gia tăng đã khiến toàn ngành Dược Việt Nam liên tục tăng trưởng nhiều năm gần đây. Cụ thể, ngành Dược đạt mức tăng 11% năm 2017, giai đoạn 2018-2021 tỷ lệ bình dự bình vào mức 11,4%. Quy mô cũng liên tục tạo đỉnh mới, từ mức 4.2 tỷ USD (năm 2015) đến nay đã vào khoảng 5,8-6 tỷ USD, con số này 3 năm tiếp theo sẽ tăng mạnh để đạt 7,8 tỷ USD đến năm 2021.

Dựa vào một vài dữ liệu trên có thể thấy được rằng nhu cầu tuyển dụng ngành Dược sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.

Học ngành Dược ra bạn sẽ làm gì?

Một số bạn chưa hiểu rõ ngành này sẽ nghĩ là học Dược ra là làm việc tại các quầy thuốc, nhà thuốc- tư vấn cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, sau khi học xong ngành này bạn có rất nhiều công việc để lựa chọn:

  • Làm trình dược viên tại các Trung tâm y tế, cho các Công ty sản xuất hoặc nhập khẩu dược phẩm.
  • Làm nhân viên Marketing giới thiệu thuốc mới
  • Làm việc tại các cơ sở quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc)
  • Làm tại bộ phận nghiên cứu, bào chế thuốc mới tại các công ty
  • Chuyên gia xét nghiệm sinh hóa lâm sàng (tham gia vào việc quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt)…
  • Làm tại các trường có đào tạo ngành Y dược: Giảng viên,...

Học Dược ở đâu?

Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành dược với các cấp tuyển sinh khác nhau. Cấp đại học bạn có thể chọn ngành Dược tại các trường:

  • Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TPHCM
  • Đại học Đông Á
  • Đại Học Y Dược Đại học Huế
  • Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Dược Hà Nội,…
  • Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngành Dược, triển vọng phát triển của ngành này. Đồng thời giúp bạn tự tin hơn với quyết định của mình khi xét tuyển đại học trong mùa tuyển sinh sắp tới.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tuyển sinh đại học các ngành tại mục tin tức tuyển sinh.

Đăng ký trực tuyến tại đây:

Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây:

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí