Ngành Quản trị văn phòng và những điều cần biết

Nhu cầu về quản lý văn phòng hiện nay khá được chú trọng. Do thế mà ngành Quản trị văn phòng trở thành một ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Thế nhưng thực tế nhiều bạn vẫn chưa hiểu hết quản trị văn phòng là gì? cơ hội nghề nghiệp ra sao? Vì thế hôm nay bài viết này sẽ chia sẻ với bạn đọc nhiều kiến thức hay và bổ ích, giúp hiểu sâu hơn về chuyên ngành mà bạn muốn đi theo và phát triển trong tương lai.

Trong bối cảnh đổi mới quản lý doanh nghiệp, cơ hội việc làm đối với ngành Quản trị văn phòng có thể nói cũng được mở rộng hơn so với trước đây. Người làm quản trị văn phòng ngày càng được đòi hỏi cao hơn về kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khác nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển của cơ quan, doanh nghiệp. 

Mặc dù không nổi bật như những ngành nghề đang “hot” hiện nay, chẳng hạn: Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ thông tin, Marketing,... nhưng quản trị văn phòng luôn là một trong những ngành ổn định về số lượng sinh viên đăng ký theo học hàng năm tại các trường đại học. Vậy đâu là điều làm nên sức hút riêng biệt của ngành này? Những “tân binh” 2k4 có thực sự biết rõ về ngành Quản trị văn phòng hay chưa? Vậy thì trong bài viết này, Đại học Đông Á sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về ngành học  này nhé!

Các thông tin chung

Quản trị văn phòng là bộ phận tham mưu đắc lực cho các cấp lãnh đạo, trực tiếp liên quan tới nhiều mảng công việc của mỗi cơ quan, công ty. Những người hoạt động trong lĩnh vực quản trị văn phòng sẽ là người lên kế hoạch, đôn đốc, theo dõi, đảm bảo quá trình làm việc của doanh nghiệp được đúng theo tiến độ, đảm bảo hoạt động của cơ quan tổ chức luôn đạt hiệu quả và an toàn. Do vậy, hành chính văn phòng là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty, tổ chức nào dù quy mô lớn hay nhỏ.

Những vị trí của ngành Quản trị văn phòng:

Với thị trường sôi động như Việt Nam hiện nay, ngành quản trị văn phòng đã có mặt và có chỗ đứng từ khá sớm, luôn là nguồn cung nhân sự chất lượng tốt nhất cho các cơ quan quản lý nhà nước, những tổ chức doanh nghiệp, công ty. Những người học ngành Quản trị văn phòng sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào làm việc tại nhiều vị trí khác nhau tại các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc với thời đại bùng nổ 4.0 này, hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước mọc lên, đây cũng nơi cần nguồn nhân lực về ngành Quản trị văn phòng.

Dưới dây là một vài những vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng:

  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành về quản lý hành chính, văn thư,…
  • Cán bộ phụ trách các hoạt dộng văn phòng tại các doanh nghiệp
  • Trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực văn thư lưu trữ, quản trị văn phòng,…

Có nhiều vị trí khác nhau cho ngành quản trị văn phòng này, điều đó tùy thuộc vào nhu câu, phân chia công việc của từng doanh nghiệp. Nhưng thực tế thấy rằng, đây là ngành học chưa bao giờ lỗi thời và ngày càng có cơ hội việc làm rộng mở hơn.

Những kỹ năng cần thiết của người học ngành Quản trị văn phòng

Sau khi ra trường, để có thể làm việc chuyên nghiệp và trở thành một quản trị viên văn phòng tốt, đâu là những kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần trang bị cho mình? Nếu bạn đang rất mong chờ trong tương lại, công việc này sẽ thuộc về mình. Hãy lắng nghe Đại học Đông Á chia sẻ những Kỹ năng sau để ngya khi ra trường, cơ hội việc làm sẽ chào đón bạn ngay nhé!

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức là yếu tố tiên quyết nếu bạn đang có dự định sẽ theo học ngành Quản trị văn phòng. Bởi lẽ, một quản trị viên văn phòng sẽ là người làm các công việc như duy trì sự kiện, theo dõi, đôn đốc cho nhiều các bộ phận khác nhau. Do đó, để làm việc thật tốt trong lĩnh vực này, trước tiên hãy trau dồi cho mình kỹ năng tổ chức thật tốt, logic và chặt chẽ để tránh các sai lầm trong công việc sau này nhé.

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt là điều cốt yếu nếu bạn muốn thăng tiến trên con đường tương lai của mình. Khi giao tiếp tốt đồng nghĩa với việc bạn đang rèn luyện dần tố chất quản lý, giúp dung hòa các mối quan hệ với đồng nghiệp và với sếp, đối tác,... Điều này góp một phần không nhỏ vào thành công sau này của bạn.

Kỹ năng tin học

Làm việc trong thời đại kỹ thuật số 4.0 đòi hỏi bạn cần có kỹ năng số, đặc biệt là kỹ năng tin học, sử dụng máy tính thành thạo để hỗ trợ cho công việc thuận lợi, suôn sẻ. Kể cả khi không yêu cầu, tấm bằng tin học cơ bản/nâng cao cũng có thể giúp bạn có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.

Kỹ năng linh hoạt

Vì sao đây là kỹ năng cần thiết mà chúng tôi muốn các bạn sinh viên chú ý? Quản trị văn phòng là công việc cần có khả năng thích ứng nhằm hỗ trợ khi đối tác có nhu cầu. Bạn phải là người đứng ra xử lý nếu đối tác yêu cầu hoãn đột xuất, thay đổi lịch trình. Và quản trị viên văn phòng sẽ đứng ra tiếp nhận thông tin cũng như sắp xếp nhằm đáp ứng thời hạn của công việc.

Mức lương nhân viên ngành Quản trị văn phòng “bèo bọt”?

Thông thường mức lương ngành Quản trị văn phòng sẽ phụ thuộc năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân. Tùy từng vị tri khác nhau mức lương cũng sẽ có sự chênh lệch. 

– Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương rơi vào khoảng 6-9 triệu đồng/tháng.

– Đối với người đã làm việc từ 1-2 năm thì mức lương sẽ tăng lên tùy theo năng lực, khoảng 10-12 triệu đồng/tháng.

– Đối với người giàu kinh nghiệm, làm việc từ 3-5 năm trở lên hoặc làm việc cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, mức lương rất cao có thể lên đến 55 triệu đồng/tháng.

Phương thức xét tuyển ngành Quản trị văn phòng tại Đại học Đông Á

Có 2 cách để sinh viên xét tuyển ngành Quản trị văn phòng tại trường ĐH Đông Á, như sau:

+ Xét điểm thi theo tổ hợp môn của Bộ GD &ĐT quy định: A00: Toán, Lý, Hóa; C00: Văn, Sử, Địa; D01: Văn, Toán, Anh; D78: Văn, KHXH, Anh

+ Xét kết quả học tập THPT (học bạ): 

-  Xét điểm trung bình 3 năm (5 học kỳ): Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT  ≥ 18.0

- Xét điểm trung bình 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0

-  Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT  + Điểm ƯT ≥ 18.0

-  Xét điểm trung bình năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12  + Điểm ƯT ≥ 6.0

Để giải đáp những thắc mắc về: phương thức xét tuyểnđề án tuyển sinh năm 2022 (dự kiến) vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!

Đăng ký trực tuyến tại đây:

 

 

Thông tin liên hệ

Để được tư vấn chi tiết hơn, thí sinh liên hệ tại đây: https://www.facebook.com/daihocdonga/inbox/

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC

NGÂN HÀNG ĐỀ THI

LÝ DO CHỌN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ

CƠ HỘI VIỆC LÀM

SỨC HẤP DẪN NGÀNH ĐÀO TẠO

 

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí