Đại học Đông Á đảm bảo việc làm cho sinh viên ngành Dược

Với nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,... của con người ngày càng tăng thì ngành Dược càng có nhiều cơ hội khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trong cuộc sống.

Việt Nam là thị trường Dược phẩm lớn thứ 2 Đông Nam Á

Theo dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM về độ lớn thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021, và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam. Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất.

Cùng với sự tăng trưởng của ngành dược, trong những năm qua, mức chi bình quân đầu người cho dược phẩm tại Việt Nam cũng tăng theo. Theo thống kê, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD năm 2010 và tiếp tục tăng gần gấp đôi năm 2015 với 37,97 USD. Riêng trong năm 2017, chi tiêu bình quân cho thuốc của người Việt khoảng 56 USD/người (khoảng 1,3 triệu đồng). Mức chi tiêu cho y tế và chi tiêu cho sử dụng thuốc tại các quốc gia trong khu vực cũng tăng đáng kể trong năm 2018, trong đó cao nhất là Australia với mức chi 684 USD, Thái Lan 600 USD, Hàn Quốc 583 USD, New Zealand 392 USD, Việt Nam tăng lên 124 USD (tương đương gần 2,9 triệu đồng). 

Hiện nay, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược tính đến ngày 16/5/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), trong đó phải kể đến các công ty đang đầu tư và mở rộng sản xuất như: Công ty Dược Bình Định, Hậu Giang, Traphaco, Pymepharco, Domesco, Imexpharm, Dược Hà Tây, Dược TW3, Dược OPC, Aventis, Mekophar, Danapha...)

Hệ thống bán lẻ Dược phẩm “khát” nhân lực

Ngành bán lẻ dược phẩm hiện được phân chia thành ba kênh: bệnh viện, phòng khám và các nhà thuốc. Theo một thống kê của Bộ Y tế, phần lớn thuốc đang được phân phối ở các nhà thuốc đơn lẻ, chiếm tỷ lệ khoảng 65 - 70% lượng thuốc được tiêu thụ trên thị trường. Phần còn lại được phân phối tại các bệnh viện, phòng khám. 

Hiện trên cả nước đã hình thành một số hệ thống bán lẻ dược phẩm (hơn 2.200 đơn vị và 43.000 cửa hàng bán lẻ) như Phano, Pharmacity (350 cửa hàng năm 2020 lên 1.000 cửa hàng năm 2021), Long Châu, Minh Châu, Phúc An Khang, Eco, Medicare… Mới đây, các doanh nghiệp tên tuổi đã thành công trong các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản cũng chính thức gia nhập thị trường này như Thế giới di động, FPT Retail (dự kiến có 700 cửa hàng năm 2022), Vingroup (dự kiến sẽ triển khai trên toàn Việt Nam)…Với sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ dược phẩm, cũng như sự ra đời của nhiều công ty dược mới đòi hỏi nguồn nhân lực trong ngành tăng mạnh.

Hơn nữa, nhu cầu nhân sự ngành dược tại các bệnh viện và cơ quan nhà nước cũng tăng lên không ngừng. Việt Nam hiện có 1.322 bệnh viện trong đó 47 bệnh viện cấp TW, cấp tỉnh có 419 BV, cấp huyện có 684 BV và 182 BV tư nhân, chưa kể các trạm y tế xã phường. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay cần hơn 25.000 cán bộ dược có trình độ từ Đại học trở lên, trong đó có 16.000 người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc. Số lượng dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng tại các nhà thuốc là 7.000 người.

Học Dược ĐH Đông Á, rộng mở việc làm lương cao tại Nhật

Bên cạnh việc liên kết hợp tác với các cơ sở y tế và hệ thống các nhà thuốc trên địa bàn TP Đà Nẵng để làm cơ sở thực tế, thực hành nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp cho 100% sinh viên Dược. ĐH Đông Á còn mở sang thị trường Nhật để tạo cơ hội việc làm thu nhập cao cho SV. Hiện nay, Trường đã ký thỏa thuận với công ty THE PARTNERS, Nhật Bản tiếp nhận sinh viên ngành Dược - Đại học Đông Á sang thực tập một năm, sau đó làm việc chính thức. SV năm thứ 5 (học kỳ 8) đạt tiếng nhật N3, học thêm học phần về bán dược phẩm Nhật Bản sẽ sang thực tập hưởng lương 2.000 USD/tháng. Dự kiến năm 2022 tăng lên 20-30 SV/năm, sau đó tăng lên 50-100 SV/năm. Được biết, công ty THE PARTNERS cung cấp nhân lực cho các tập đoàn lớn về thuốc tân dược Nhật (10.000 cửa hàng trên toàn quốc). Hiện nay công ty tiếp nhận chủ yếu các sinh viên từ Trung Quốc và Đại học Đông Á là đối tác duy nhất của công ty tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất tốt cho sinh viên Khoa Dược - Đại học Đông Á được tuyển dụng trước khi ra trường.

Lễ ký kết hợp tác toàn diện về việc tiếp nhận sinh viên giữa công ty THE PARTNERS Nhật và Đại học Đông Á

Nhà trường cũng đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo với các đối tác nước ngoài, trước hết là các trường đại học, các viện nghiên cứu Nhật, Hàn. Ngoài chương trình hợp tác đào tạo dược sĩ trong bào chế, sản xuất và phân phối, nhà trường còn chú trọng đến ngành dược về thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, dược phẩm làm đẹp. Đó là hai hướng chiến lược sẽ triển khai mạnh trong tương lai với thị trường Nhật và Hàn vốn nổi tiếng về hai lĩnh vực này.

Đồng thời, chương trình đào tạo ngành Dược ĐH Đông Á cập nhật mới về công nghệ cũng như xu hướng nhu cầu nhân lực của các quốc gia trên thế giới. Chương trình đào tạo 5 năm theo hướng ứng dụng, gắn với thực tế sản xuất và tiến bộ công nghệ ngành dược, SV có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích, năng lực của mình trong quá trình học theo các module như: module kiểm nghiệm dược; module dược lâm sàng; module công nghệ dược phẩm và nghiên cứu sản xuất dược; module tổ chức quản lý dược; module dược theo hướng Nhật; dược thực phẩm chức năng hay dược mỹ phẩm.

Với đội ngũ giảng dạy không chỉ là các giáo sư, giảng viên của trường, ĐH Đông Á còn hợp tác với các trường Y - Dược lớn tại TP.HCM, Hà Nội, Huế để trực tiếp giảng dạy cho SV. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo ra môi trường học tập thú vị với hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại để SV thực hành với 4 phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thử, kết hợp với các phòng thí nghiệm các ngành gần như Khoa Y, CNTP cùng 5 phòng thí nghiệm khác do USAID tài trợ. 

PGS.TS Nguyễn Minh Chính - Trưởng Khoa Dược ĐH Đông Á hướng dẫn sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm

Khoa Dược ĐH Đông Á luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học để SV có cơ hội nâng cao trình độ, thực hành và nghiên cứu tạo ra những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng như sản phẩm tinh bột nghệ ứng dụng trong dược phẩm tại Quảng Nam, các sản phẩm chống covid, đề tài phát hiện và chẩn đoán covid bằng AI…

Sản phẩm dung dịch rửa tay khô UDA được SV ngành Dược sản xuất tại ĐH Đông Á

Các bạn thí sinh có thể đăng ký ngành Dược ĐH Đông Á TẠI ĐÂY.

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí