Trải nghiệm thú vị cùng “Kỹ năng lãnh đạo truyền thông văn hóa trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch”

Hơn 1 tháng chuẩn bị nghiêm túc với rất nhiều công việc như lập team, quay và dựng video theo chủ đề, đề ra phương án “tác chiến” khi thuyết trình, dựng tình huống ngay trên sân khấu và trả lời Ban giám khảo,... 5 đội thi và rất nhiều SV là dự khán của Chương trình tập huấn “Kỹ năng lãnh đạo truyền thông văn hóa trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch” đã thu về cho mình vô số trải nghiệm và kỹ năng làm việc quý.

Chương trình thú vị trên diễn ra vào ngày 26.4 tại trường ĐH Đông Á với sự tham gia của hơn 200 sinh viên và CBGV Khoa Du lịch và Khoa Quản trị Đại học Đông Á dưới sự hướng dẫn của GS. Lê Hữu Khóa – Trường Đại học Charles de Gaulle. Lille 3 và PGS.TS Trần Yến Chi – Trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh.

Đây là khóa tập huấn cùng chuyên gia quốc tế thứ 3 được tổ chức và vẫn như những lần trước, khóa tập huấn đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực từ đông đảo sinh viên các ngành của Đại học Đông Á.

Sinh viên được tiếp cận giáo trình thế giới, hội nhập kiến thức

Chương trình tập huấn “Kỹ năng lãnh đạo truyền thông văn hóa trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch” là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động tập huấn kỹ năng Quốc tế mà Nhà trường dành cho sinh viên trong năm 2018, nhằm bồi dưỡng kiến thức và thực hành kỹ năng lãnh đạo trong lĩnh vực truyền thông về văn hóa; nâng cao nhận thức về việc bảo tồn di sản và phát triển du lịch; chia sẻ các phương pháp và tính hiệu quả của việc xử lý không gian và thời gian trong truyền thông cũng như xây dựng ngôn ngữ hình thể trong truyền đạt thông tin, từ đó nâng cao nhận thức về tính khoa học và tính tất yếu cho sinh viên, đặc biệt sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Du lịch.

Nhiều vấn đề về bảo tồn di sản và phát triển du lịch được sinh viên hào hứng đưa ra và trao đổi tại chương trình tập huấn

Tham gia vào lớp tập huấn “Kỹ năng lãnh đạo truyền thông văn hóa trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch”, 5 đội sinh viên trình chiếu các đoạn video clip xoay quanh các vấn đề về bảo tồn trong di sản và du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Hội An đã để lại nhiều ấn tượng cho ban giám khảo bởi phong thái đĩnh đạc, kiến thức đa dạng, lập luận chắc chắn và tài ứng biến linh hoạt trong xử lý tình huống.

Với các đề tài cụ thể về các di sản, văn hóa du lịch như “Nhà cổ Đức An”, “Ẩm thực đường phố”, “Chùa Tam Thanh” đến các đề tài về “Sự sống mong manh” của loài Voọc Chà Vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà hay quy mô hơn với “Đà Nẵng – Quảng Trị con đường di sản” mang đến cho khán giả và ban giám khảo những thước phim ấn tượng về phong cảnh và di sản miền Trung nắng gió.

Qua đó, các nhóm sinh viên vận dụng kỹ năng làm việc nhóm, lần lượt mỗi đội thể hiện phần dự thi của đội mình bằng sự am hiểu, suy nghĩ về vấn đề, đưa ra quan điểm, định hướng truyền thông và đồng thời phải lập luận thuyết phục tham dự viên và BGK.

Kết quả chung cuộc, BGK đã chọn ra 3 đội xuất sắc nhất để cùng tranh tài 03 giải nhất, nhì và ba trong phiên làm việc vào buổi chiều cùng ngày với các vấn đề, tình huống cụ thể để các đội xử lý và truyền thông các nội dung của nhóm thêm hiệu quả, ấn tượng và chuyên nghiệp hơn.

Với kỹ thuật hùng biện và truyền thông xuất sắc, đội 3T – Ngành Quản trị Kinh doanh, khoa Quản trị đã xứng đáng nhận về cho đội giải Nhất chung cuộc trong buổi tập huấn và giải nhì thuộc về đội “Chà Vá”, giải ba thuộc về đội “Thanh Xuân” của khoa Du lịch.

Kết thúc buổi tập huấn, sinh viên các Khoa nhận về không chỉ niềm vui chiến thắng mà còn những kinh nghiệm, kiến thức mới trong lĩnh vực truyền thông văn hóa, bảo tồn di sản và phát triển du lịch theo phong cách mới, hiện đại và hội nhập Quốc tế.

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí